Cây Rau, củ, quả >> Mồng Tơi

Cây mùng tơi dài ngày

Chọn giống mùng tơi thân leo, giống mùng tơi Trung du có khả năng phân cành mạnh, ra hoa vào cuối tháng 9 để trồng nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, thu lá và ngọn non để cây ra lá và cành tiếp.

1. Kỹ thuật trồng.

Giàn mồng tớiMùng tơi dài ngày là cây thân leo nên phải làm giàn. Có thể tận dụng các loại bờ rào quanh nhà hoặc rào của vườn rau để tạo ra một giàn cho mùng tơi leo. Dùng cây sặt, cây dóc hoặc cành tre nhỏ tạo ra một giàn kiểu mặt phẳng nghiêng dọc theo bờ rào để mùng tơi leo lên. Nếu trồng ở khu riêng thì dùng các cọc choái khỏe làm giàn kiểu chữ A để tạo ra hai mặt phẳng nghiêng hai bên là kiểu tiết kiệm nhất.

2. Gieo hạt:

Có thể gieo trực tiếp hoặc gieo cho mọc thành cây con rồi đem trồng. Khi cây con được 2 lá thật thì bứng đem trồng vào nơi quy định. Đất gieo cây con cần đập nhỏ, bón lót phân chuồng mục, gieo hạt và phủ kín bằng đất bột, gieo xong tủ kín bằng rạ và t­ới nước đủ ẩm.

Đất trồng mùng tơi cần cuốc sâu 18-22cm, bón lót phân chuồng hoặc phân bắc, vun thành luống cao 10-12 cm rồi đem cây vào trồng. Nếu trồng dọc theo hàng rào thì hốc nọ cách hốc kia 50cm, 1 hốc trồng 2 cây. Nếu trồng ở khu riêng thì làm luống rộng 1m, trồng 2 hàng, hàng cách hàng 60cm, cách mép luống 20cm, hốc nọ cách hốc kia 30cm trồng 1 hốc 1 cây.

Sau khi trồng 1 tuần cần bón thúc phân bắc hoặc t­ới nước giải pha loãng cho cây lên nhanh. Để mùng tơi leo lên giàn, khi cây cao 50-60cm thì bấm ngọn cho ra cành, các cành ra được 5-6 lá tiếp tục bấm ngọn cho ra cành cấp 2, thu lá khi mùng tơi đã leo kín giàn. Các ngọn ra mới sau khi thu 6-8 lá tiếp tục bấm ngọn cho ra cành tiếp. Khi giàn đã khá rậm rạp thì dùng dao sắc cắt bớt các cành r­ờm rà, tạo tán lại, cho ra cành mới để tiếp tục thu hoạch.

3. Để giống.

Vào giữa tháng 9 chọn các cây tốt, không thu hoạch nữa cho chúng ra hoa, ra quả, thu hạt để làm giống cho năm sau. Quả mùng tơi khi chín có màu đen, quả mọng, hạt có vỏ cứng. Thu lấy quả chín, cho vào rá sát bỏ phần thịt lấy hạt, phơi trong bóng cây hoặc nắng nhẹ cho khô, bảo quản trong chai để đến vụ xuân năm sau gieo tiếp.

Mồng tơi không chỉ ăn cho mát

Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ sẽ giúp sản phụ ...

Những công dụng không ngờ của rau mồng tơi

Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh, có tác dụng giải ...

Mồng tơi, những điều cần chú ý khi trồng

Mồng tơi hay mùng tơi có tên khoa học là Basella alba L., thuộc họ Mồng tơi ...

Hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi tại nhà

Mùa mưa không tưới nhiều nước dễ làm úng cây rau, mùa nắng thì ngày tưới 2 ...

Trồng rau mồng tơi

Mồng tơi là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác ...

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi an toàn

Cây mồng tơi sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản