Cây Rau, củ, quả >> Cây Bầu

Cách trồng và chăm sóc cây bàu hồ lô

Bầu hồ lô có hình dáng đặc biệt nhất trong tất cả các giống bầu hiện nay, một giàn bầu hồ lô xanh mướt với những trái bầu hồ lô vắt vẻo trên giàn, vừa vui mắt và vừa lạ mắt có ý nghĩa mang lại những điều may mắn cho gia chủ.

Các vị trí thường được đặt những quả bầu hồ lô ở trong nhà như : trong phòng ngủ, phòng làm việc, góc học tập, trong phòng bếp và nhiều vị trí trong ngôi nhà của bạn.

Bầu hồ lô có tên khoa học là Lagenari vugaris, thuộc họ thực vật Cucurbitaceae (Bầu bí). Tuổi thọ trung bình của cây bầu hồ lô là 5 tháng, là cây thân mềm có tua bám.

Sau đây mình sẽ giới thiệu cho tất cả mọi người về cách trồng và sự chuẩn bị những gì để trồng bầu hồ lô.

Cách trồng và chăm sóc bầu Hồ Lô

1. Chuẩn bị trồng cây

Đất trồng : bầu hồ lô thích hợp với mọi loại đất trồng bạn có thể lấy đất pha cát, đất thịt.nhưng tốt nhất là bạn vẩn nên chọn những loại đất tơi xốp và giầu chất dinh dưỡng để giúp cho cây phát triển tốt và khỏe mạnh.

Thời gian trồng: bạn nên chọn thời gian vào mùa nắng để cho cây phát triển nhanh hơn và cũng ít sâu bênh hơn và cho ra quả nhiều hơn.

Vị trí trồng: bầu hồ lô bạn nên trồng ở dưới đất, và những nơi có ánh sáng chiều nhiều trong ngày.

Hạt giống: bạn có thể lựa chọn các trung tâm bán hạt giống, giá từ 10,000 VNĐ đến 40,000 VNĐ tùy giống và công ty sản xuất. Hiện có 2 giống phổ biến là giống ngắn ngày (thu hoạch sau 42 ngày gieo trồng) và giống thường (thu hoạch sau 50-55 ngày kể từ khi gieo trồng)

2. Ươm hạt giống bầu hồ lô

Trước khi để có thể gieo được hạt giống thì bạn nên làm một số thao tác để cho hạt nảy mầm tốt hơn. Hạt của bầu hồ lô thường dày hơn và có độ cứng cao. Nên để cho bầu hồ lô có thể nhanh phát triển và nảy mầm tốt hơn thì bạn nên ngâm hạt hồ lô trong nước ấm từ 4-12 tiếng trước khi gieo.

Với thời gian ngâm hạt như vậy thì để cho hạt có thể hút vừa đủ lượng nước để cho hạt có thể nảy mầm tốt hơn và đồng thời có thể làm cho vỏ hạt mềm hơn.

Bạn chuẩn bị giá thể, trộn với đất sạch với phần trùn quế PB02 theo tỉ lệ 1:1 và đổ đầy vào chậu

Và bạn bắt đầu đặt hạt giống lên và phủ lên mộ lớp đất dầy khoảng 2cm. Và bạn tưới ẩm để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm.

Sau khi gieo hạt được khoảng 15 ngày thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm và mọc thành cây con. Và khi cây ra được khoảng 2 đến 3 lá thật thì bạn có thể mang cây ra ngoài hố đã chuẩn bị trước đó để trồng. Và khoảng cách trồng giữa 2 cây thường là 20cm/cây.

3. Trồng bầu hồ lô và chăm sóc

Khi cây đạt tới chiều cao từ 20-30cm thì bạn mang cây con ra trồng và cho leo giàn với tỷ lệ khoảng cách cây như trên..

Sau khi bạn trồng được khoảng 1 tháng thì cây bắt đầu ra hoa , khi đó cây mọc từ 1m đến khoảng 3m tùy vào cách chăm sóc tốt của mọi người. Khi cây ra hoa thì bạn nên tưới thêm một ít kali để kích thích cây bầu hồ lô ra hoa nhiều hơn.

Và sau khoảng 1,5 tháng ra hoa. Bầu hô lô sẽ bắt đầu cho ra những trái bầu đầu tiên và bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây để cây  ra trái nhiều hơn. Bạn có thể bón những loại phân như. NPK, phân hữu cơ hoặc là loại nước tưới hữu cơ để giúp cây phát triển tốt hơn.

Sau từ 2-2,5 tháng thì bắt đầu thu hoạnh những trái bầu hồ lô đàu tiên.

Sâu Bệnh: khi cây trồng bị bệnh Nấm thối nhũn bạn dùng thuốc sinh học như sau: giã nát củ riềng rồi trộn với nước theo tỷ lệ 1:1, lọc sạch rồi phun lên cây trồng. Cách này khá hiệu quả lại không độc hại, rất phù hợp khi trồng cây tại nhà. Nếu các lá có rệp, nấm mốc, bạn có thể pha thuốc xanh metylen với betadine nồng độ cực nhẹ phun lên lá.

bầu hồ lô sẽ bị các loại sâu bệnh như rệp, sâu vẽ bùa, bọ xít lá tấn công. Khi cây có biểu hiện của bệnh, nên dùng thuốc BrighTin phun vào ngọn và dưới lá. Phun vào lúc buổi sáng sớm hoặc chiều lúc tắt nắng và không mưa. Phun 3 ngày liên tục, sau 1 tuần nếu không  hết phun tiếp

4. Thu hoạch bầu hồ lô

Khi trái bầu mới ra được khoảng 15 ngày  bạn thấy trái bầu còn non và đang còn lông tơ và gõ nhẹ thấy tiếng đục thì bạn có thể lấy xuống và nấu những món yêu thích như. Bầu luộc. Bầu xào, còn rất là nhiều món ăn khác nhau nữa.

Và nếu như bạn muốn để trái bầu làm vật trang trí thì bạn nên để trái bầu càng già càng tốt nhé.. và sau khi bạn cắt lấy phần cuống và lấy hết phần ruột ra  và hat ra thì bạn để khô, và sau khi khô bạn có thể trang trí với bất kỳ sở thích nào mà bạn muốn đối với trái bầu khô

Sâu bệnh thường gặp trên cây bầu bí

Các yếu tố ảnh hưởng đến sâu bệnh trên cây trồng chủ yếu là : nguồn thức ...

Kỹ thuật cho cây bầu non đạt tỷ lệ ...

Nắng to cần che bớt ánh sáng trực tiếp bằng lưới đen tản nhiệt trong 7-10 ngày liền

Kỹ thuật trồng cây bầu sai quả

Nhờ sở hữu kỹ thuật trồng cây không quá phức tạp, giàn cây có tác dụng tạo ...

Bệnh thối trái non trên dây bầu bí

Bầu bí là loại rau ăn trái có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích hợp ...

Công dụng bất ngờ ít ai biết của quả bầu

Quả bầu là một loại thực phẩm để nấu ăn như xào, nấu canh, luộc...rất ngon. Trong ...

Cách trồng cây bầu an toàn

Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) ...

Cách trồng bầu hồ lô

Bầu Hồ Lô thuộc họ bầu, bí, cây dây leo, tuổi thọ trung bình khoảng 5 tháng. ...

Kỹ thuật trồng bầu Hồ lô

Giống bầu hồ lô của người dân tộc dễ trồng hơn, cây cho quả thời gian dài ...

Giống Bầu Lai F1 - TN215

Thông thường 55 – 60 ngày có thể bắt đầu thu hoạch, nếu chăm sóc tốt thời ...

Trồng bầu

Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Kích thước, độ chín ...

Kỹ thuật trồng bầu hiệu quả

Trong nhân dân thường trồng 2 giống bầu: Bầu nậm và bầu sao

Thụ phấn bổ sung cho họ bầu bí

Chấm nhẹ đầu nhị của hoa đực vào núm nhuỵ của hoa cái sao cho hạt phấn ...

Kỹ thuật trồng bầu

Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản