Cây Rau, củ, quả >> Dưa Chuột - Dưa Leo

Kỹ thuật trồng hai giống dưa chuột mới: 179 và TN 883

Đây là giống dưa chuột chịu nhiệt, thích hợp trồng cho các vụ Xuân, Xuân-Hè và Hè-Thu, cho năng suất cao, chất lượng quả cao được bà con nông dân nhiều nơi ưa chuộng.

Trồng dưa chuột giống mớiĐây là 2 giống dưa chuột lai F1 có nguồn gốc từ Thái Lan được Công ty TNHH Hạt giống Trang Nông nhập nội, trồng thử nghiệm thành công và độc quyền phân phối tại Việt Nam trong 2 năm qua. Đây là giống dưa chuột chịu nhiệt, thích hợp trồng cho các vụ Xuân, Xuân-Hè và Hè-Thu, cho năng suất cao, chất lượng quả cao được bà con nông dân nhiều nơi ưa chuộng.

Nhìn chung cả 2 giống đều sinh trưởng khỏe, phân nhiều nhánh phụ, tỷ lệ hoa cái rất cao (hầu như mỗi mắt một hoa) và tỷ lệ đậu quả cao trên cả các nhánh phụ, trong khi các giống khác chủ yếu chỉ đậu quả trên thân chính. Giống 179 cho năng suất rất cao, trung bình 2,5-3,0 tấn/sào Bắc bộ (80-85 tấn/ha), hiện chưa có giống dưa chuột nào vượt trội về năng suất cao so với giống 179. Quả dài 22-25cm, đường kính 4,5-5cm, ít hạt, ruột đặc, ăn giòn, vỏ màu xanh sáng. Một ưu điểm của 2 giống mới này là không bị biến màu vàng như các giống khác sau khi thu hái trong vòng 7 ngày. Quả của giống TN 883 có độ đồng đều cao hơn giống 179, ít bị cong queo, vẹo quả. Thời gian từ trồng đến thu hái lứa đầu khoảng 30-32 ngày và có thể thu hoạch 45-60 ngày. Nhược điểm của giống 179 là dễ bị bệnh vàng lá do nấm gây ra, nên cần chú ý khắc phục bằng cách lên luống cao, thoát nước tốt, xử lý đất trước khi trồng bằng các loại thuốc trừ nấm và phun thuốc phòng định kỳ 7-10 ngày để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển. Do khả năng kháng bệnh vàng lá của TN 883 cao hơn giống 179, nên chủ trương của Công ty Trang Nông đưa giống này vào sản xuất, nhằm thay thế cho giống 179 ở những vùng đất hay bị bệnh vàng lá nói trên.

Để có thể đạt năng suất cao khi trồng các giống dưa chuột lai F1 mới này trong các vụ Xuân-Hè và Hè-Thu, bà con nông dân cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Nên chọn các chân đất tốt, giàu mùn, dễ thoát nước như đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, bãi bồi ven sông. Không nên trồng trên các loại đất sét nặng, khó thoát nước, đất chua phèn; không trồng lại ở những ruộng vụ trước đã trồng dưa chuột và các cây họ bầu bí. Đất trồng dưa phải được cày bừa kỹ cho tơi xốp, lên luống cao 30cm, trồng vào mùa mưa và phải lên líp và đào rãnh thoát nước tốt.

- Lượng hạt giống cần cho 1 sào Bắc bộ là khoảng 50g, nên ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 6 giờ, vớt ra để ráo nước rồi ủ ấm cho nứt nanh thì đem gieo. Có thể xử lý hạt giống bằng các loại thuốc chống nấm để hạn chế bệnh sau này. Có thể gieo trực tiếp mỗi hốc 1 hạt với khoảng cách cây cách cây 50cm, luống cách luống 1,2m để có mật độ khoảng 900-1.000 cây/sào Bắc bộ hoặc gieo ươm vào túi bầu rồi trồng trên luống. Dùng những cây khỏe mạnh để trồng dặm những hốc không mọc hoặc mọc yếu để đảm bảo mật độ. Nên dùng màng phủ nilon để phủ mặt luống, nhằm hạn chế cỏ dại, sâu bệnh gây hại, chống bốc hơi nước, phân bón.

- Chăm sóc: Tuyệt đối không dùng phân tươi để bón hoặc tưới, chỉ nên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục gồm: Phân chuồng 20-25 tấn/ha; phân đạm Urê: 150-250 kg/ha; phân Kali sunfat: 200-250 kg/ha. Ngoài ra, có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ khoáng trong trường hợp thiếu phân chuồng. Toàn bộ phân chuồng + 20% phân Kali sunfat dùng bón lót trước khi trồng (trộn đều khi lên luống hoặc bón theo hốc). Số còn lại dùng để bón thúc và bón bổ sung chia làm 2 đợt:

+ Đợt 1: Từ lúc cây có 1-2 lá thật đến khi ra hoa, chia lượng phân bón cho cả đợt làm 2-3 lần bón, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Phân bón được hòa loãng vào nước tưới vào gốc cây hoặc bón cách xa gốc 15-20 cm. Bón phân kết hợp làm cỏ, xới váng, vét luống, vun gốc và tưới nước.

+ Đợt 2: Từ khi cây có nụ hoa cái và trong suốt quá trình thu quả, cây được tưới liên tục nước phân hòa loãng. Tổng lượng phân cả đợt chia làm 5-7 lần bón, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Sau mỗi đợt thu quả nên bón thêm phân và vun xới cây sẽ tiếp tục ra hoa và cho quả.

- Làm giàn chữ A cao 2m cho dưa chuột leo. Khi cây đã lên giàn trên 1,8-2m có thể bấm ngọn cho dưa phân nhiều nhánh sẽ cho nhiều quả.

- Thu trái 1 lần/ngày theo yêu cầu của khách hàng. Không nên để trái lớn quá lúc cây còn nhỏ, sẽ làm mất sức các đợt cho trái tiếp theo, dưa tốt có thể hái 20 lần trở lên.

Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam

Trồng dưa chuột vụ đầu năm

Lúc này là lúc trồng dưa chuột cho vụ chính. Vì vậy, bà con cần chuẩn bị ...

Hướng dẫn cách trồng dưa chuột tại nhà

Dưa chuột là loại thực vật họ Bầu Bí, cùng họ với dưa hấu, bí đao, bầu, ...

Suy ngẫm những tác hại của dưa chuột

Dưa chuột ăn cùng lạc rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn lạc luộc ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột vụ đông

Dưa chuột cho thu hoạch liên tục 1-2 ngày/lần, cần thu sớm khi quả đủ trọng lượng, ...

Trồng dưa leo an toàn

Các giống dưa leo đang trồng phổ biến trong sản xuất là các giống lai F1, đều ...

Sâu ăn lá gây hại trên cây dưa chuột

Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc ...

Bệnh sương mai giả hại dưa chuột

Bệnh lây lan rất nhanh, nhiều vết liên kết với nhau làm lá vàng khô cháy, chóng ...

Cách ngăn ngừa dư chuột đắng trái

Vị đắng của quả dưa chuột phát sinh ở gần vùng cuống quả, còn phần đỉnh quả ...

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây dưa chuột

Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn cây con đến khi cây ...

Bù lạch - Bọ trĩ hại dưa leo

Bù lạch thường gây hại nặng ở giai đoạn cây con trên nhiều loại cây như cà, ...

Bọ dưa hại dưa leo

Bọ dưa gây hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bí xanh, bí ...

Bọ rùa 28 chấm hại dưa leo

Bọ rùa 28 chấm gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, cà tím, dưa ...

Rầy mềm hại dưa leo - dưa chuột

Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và mạnh ...

Sâu ăn tạp gây hại dưa leo

Tuổi 4-5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, ...

Ruồi đục lá hại dưa leo

Ruồi đục lá hại trên nhiều loại cây trồng như dưa hấu, dưa leo, bầu bí, cà ...

Kỹ thuật trồng cây Dưa Hấu Tí Hon

Cây Dưa hấu tí hon có tên khoa học là Melothria scabra, các tên gọi khác như ...

Gieo trồng Dưa chuột Xuân Yến

Giống dưa chuột Xuân Yến có nguồn gốc từ Trung Quốc, sinh trưởng khoẻ, phát triển nhanh, ...

Hướng dẫn kỹ thuật trồng Dưa leo an toàn

Dưa leo thuộc nhóm cây ăn trái, có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, năng suất ...

Kỹ thuật trồng dưa chuột SG3.1

TP HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ có thể trồng ...

Kỹ thuật trồng cây d­ưa chuột

D­ưa chuột là loại rau ăn quả có thời gian sinh trư­ởng ngắn, năng suất cao. Trong ...

Kỹ thuật gieo trồng dưa chuột theo hướng sản ...

Dưa chuột gồm có các giống quả nhỏ, quả trung bình và nhóm quả to nên chọn ...

Kỹ thuật trồng 2 giống dưa chuột NH815 và NH184

Đây là 2 giống dưa chuột lai F1 do Công ty giống cây trồng Nông Hữu - ...

Phòng trừ bệnh đốm phấn hại dưa leo

Đốm phấn là một trong những loại bệnh phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến năng suất ...

Kỹ thuật gieo trồng Dưa Chuột

Vụ Xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng, đầu tháng 2. Nếu gieo sớm hơn, ...

Trồng dưa leo an toàn

Chọn giống sinh trưởng phát triển khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu ...

Những món nộm dưa chuột không tốt cho sức khỏe

Nộm dưa chuột là món ăn rất được các gia đình Việt ưa chuộng, thế nhưng ăn ...

Siêu thực phẩm – Dưa chuột

Dưa chuột được gọi là siêu thực phẩm, bởi có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe ...

Trồng dưa chuột bao tử

Các giống dưa bao tử có đặc điểm sinh trưởng khỏe, năng suất cao, nhiều hoa cái, ...

Kỹ thuật trồng cây dưa chuột - dưa leo

Dưa chuột Cucumis sativus - miền Nam gọi là dưa leo là một cây trồng phổ biến ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản