Hoa Cây cảnh >> Cây Hoa

Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn trồng hoa cẩm chướng

Cẩm chướng thuộc nhóm cây ngày dài vì thế vào những mùa dài ngày năng suất hoa Cẩm chướng rất cao. Đất trồng hoa Cẩm chướng cần phải giàu mùn, giàu chất hữu cơ và thật thông thoáng, thoát nước tốt.

Cây cẩm chướngCó nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, nhập vào Pháp từ thế kỷ 18. Hiện nay đã được lai tạo thành nhiều giống mới với đặc điểm hoa to, màu sắc sặc sỡ, có khả năng kháng bệnh nấm mạch.Hoa Cẩm chướng thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 10-25°C hoa Cẩm chướng thuộc nhóm cây ngày dài vì thế vào những mùa dài ngày năng suất hoa Cẩm chướng rất cao. Đất trồng hoa Cẩm chướng cần phải giàu mùn, giàu chất hữu cơ và thật thông thoáng, thoát nước tốt.Độ PH thích hợp là 6,5 – 7,0. Giống hoa Cẩm chướng được nhân vô tính từ cành giâm bằng chồi nách lấy từ gốc mẹ sạch bệnh trong nhà kính hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.

NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT

1/ Điều kiện tự nhiên

1.1/ Nhiệt độ:

Nhiệt độ tác động mạnh mẽ đến hoạt động quang hợp, hô hấp, hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất của cây trồng… Nhiệt độ không khí cao thúc đẩy quang hợp, làm cho hoa nở nhanh hơn… nhưng quá cao ( >40°C ) thì lại ức chế sự sinh trưởng của cây. Nhiệt độ không khí thấp làm cho cây con chậm lớn, hoa khó nở, cành nhánh phát triển kém, cây khó hấp thụ dinh dưỡng khoáng.

Nhiệt độ trong đất cao giúp bộ rễ cây phát triển mạnh, tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất. chênh lệch biên độ nhiệt ngày và đêm không quá lớn giúp cho việc trồng hoa Cẩm chướng có chất lượng cao. Trong đó nhiệt độ ban đêm rất quan trọng đối với chất lượng hoa.

1.2/ Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý cây trồng và sự thoát hơi nước của bộ lá. Độ ẩm không khí thấp làm cho cây mất nước nhanh, ngược lại, độ ẩm không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển làm cho sản phẩm hoa không đạt yêu cầu về mặt chất lượng.

1.3/ Ánh sáng:

Là nguồn năng lượng giúp cây trồng chuyển hóa dinh dưỡng, tạo nên những bộ phận dự trữ trong cây. Đối với cây hoa, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng ( trong ngày) ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và ra hoa, cường độ ánh sáng thấp hay quá cao đều gây tác động xấu đến quá trình quang hợp. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra hoa của cây và phụ thuộc vào đặc tính của từng nhóm cây ( cây ngày ngắn, cây ngày dài).

1.4/ Đất trồng:

Là nơi sinh sống và là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng. Đất trồng hoa cần phải giữ nước tốt và thông thoáng để đảm bảo cho sự hô hấp của bộ rễ. Độ mùn trong đất cao giúp cho cây hoa phát triển tốt.

Thông thường cây hoa phát triển tốt ở PH = 6-7. Đất quá chua (PH thấp) hoặc quá kiềm ( PH cao) đều làm rễ khó phát triển, một số dinh dưỡng trong đất chuyển qua dạng khó tiêu làm cho cây không hấp thụ được.

2/ Điều kiện kỹ thuật hạ tầng

2.1/ Nhà kính

Việc xây dựng nhà kính nên làm đơn giản và có hiệu quả, nhưng phải đạt một số yêu cầu thiết thực để có thể thời tiết đúng trong nhà kính. Khi xây nhà kính bị quá thấp thì độ ẩm ướt càng tăng cao và nhiệt độ cũng gia tăng. Do đó, nhà kính bằng nhựa phải đạt từ 3 đến 4m3 không khí/ 1m2 bề mặt sàn ( tương ứng nhà kính cao 3-4m).

Để có sự lưu thông không khí tốt trong nhà kính, không nên làm nhà kính quá lớn dưới một mái ( tối đa 100 x 50m = 5000 m2 mỗi cái) và cần thiết kế để cuốn được mái hai bên

2.2/ Hệ thống tưới

Để trồng hoa Cẩm chướng thành công cần trang bị hệ thống tưới phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong ba tuần lễ đầu tiên sau khi trồng cần phải có các vòi tia phun nước để tưới khi cấy còn quá nhỏ. Sau đó, dần dần sẽ đổi cách tưới nước ( mỗi luống có ba ống tưới). Nước cần phải lọc qua bộ lọc cát để ngăn chặn bã đi qua ống nước phải bảo đảm có chất lượng tốt khi cung cấp. Bảo đảm cây trồng có thể bay hơi từ 1m2 là 5 lít trong ngày.

2.3/ Vật tư hỗ trợ khác

Đất trồng hoa Cẩm chướng cần được phủ khoảng bốn đến năm lớp chất liệu hỗ trợ trong quá trình canh tác. Đất trồng Cẩm chướng cần độ thông thoáng tốt, PH từ 6,5 – 7,2. để đạt độ PH trên cần bón vôi, vùi trấu, rơm rạ, cỏ vào đất trước khi trồng

Hoa cẩm chướng trồng cắt cành có cành hoa cao nên dễ bị đổ ngã, do vậy cần làm nhiều tấm lưới đỡ cây. Tầng dưới cùng nên làm bằng dây kẽm, đan ô vuông 15cm x 15cm ( hoặc 12,5cm x 12,5cm) cách mặt luống 15cm, những tầng kế tiếp cách nhau 20cm với chất liệu nilon.

3/ Kỹ thuật canh tác


3.1/ Làm đất, bón lót

Hoa Cẩm chướng có thể trồng thành công trên bất cứ loại đất nào nếu đảm bảo được yếu tố thoát nước thông thoáng.

Nên cày đất đến độ sâu 40-60cm để làm đất tơi xốp trước khi tổ chức trồng cây. Nếu có điều kiện, nên phân tích mãu đất để xác định lượng phân bón hợp lý.

Để đảm bảo cho cây hoa Cẩm chướng có thể phát triển một cách ổn định và ít bị các loại bệnh hại tấn công , nên thực hiện việc xử lý diệt các mầm bện có trong đất trước khi trồng cây. Có thể sử dụng methyl bromide để xử lý (50-70gr/m2), sau khi xử lý nên tưới đất đẫm và liên tục từ 10-12 ngày để loại bỏ những phần hóa chất còn dư thừa.

pH đất thích hợp cho hoa Cẩm chướng sinh trưởng và phát triển là 6,5.

Sử dụng phân bón lót: ( tính cho 1000m2)

Phân chồng hoai: 15.000- 25.000kg ( tương đương 20-30m)
Phân super lân: 100-200kg
Phân K2SO4 20-50kg
Phân MgSO4 10-15kg

Đất sau đã được bón lót, cày tơi xốp thì tiến hành lên luống cao 30cm, rộng 1,2m rãnh 40cm, san bằng mặt luống. Rải 4 dây tưới nhỏ giọt ( nếu có ), rải lưới sắt tầng 1 ( ô lưới 12,5 x 12,5cm hoặc 15 x 15cm).

3.2/ Cây giống và trồng cây


Cây giống Cẩm chướng có thể được nhân bằng kỹ thuật cấy mô thực vật hay giâm chồi nách. Chồi làm giống không quá già cũng không quá non, dài 8-10cm sau khi cắt tỉa, được xử lý thuốc kích thích ra rễ ( NAA, IBA, IAA với nồng độ 1000ppm ngâm từ 3-5 giây) hoặc được chấm vào thốc kích thích dạng bột như: Rootone…

Sau khi xử lý, chồi được cắm vào giá thể với mật độ 2,5 x 2,5cm (hoặc 3x3cm). che mát và giữ ẩm ổn định bằng cách phun sương 2-3 lần/ ngày. Có thể giâm hom vào trong vĩ xốp, giữ nơi râm mát và giữ ẩm thường xuyên ở 85%, nhiệt độ vườn ươm lý tưởng nhất là 20 – 400C. giá thể giâm hom tùy theo từng khu vực có thể sử dụng đất mùn, mụn sơ dừa đã xử lý…

Cành giâm sau 25- 35 ngày có thể nhổ đem trồng. Chọn những cây có bộ rễ tốt dài từ 2-3cm để trồng là tốt nhất, không nên để cành giâm ra rễ quá dài và không nên trồng những cây có bộ rễ quá yếu sẽ làm chết cây con, khi đem trồng cây con sẽ lâu hồi phục.

Tưới nước cho ẩm đều với ẩm độ đạt khoảng 85%, trồng cây với mật độ 20-25 cây/m2. Trồng theo quy cách 4 hàng trên luống, khoảng cách hàng cách hàng là 20cm, cây cách cây là 16cm, hàng ngoài trồng dày, các hàng trong trồng dzích dzắc. Nên trồng cạn với bầu cây nổi lên mặt đất 1/3, không để vùi lấp cổ rễ vì quá sâu cây khó phát triển và dễ bị nấm lở cổ rễ làm chết cây con.

3.3/ Chăm sóc từ khi trồng đến khi thu hoạch


+ Tưới nước: Những ngày mới trồng cây cần tưới sương 3 lần/ngày để cây mau hồi phục sau đó chỉ cần tưới 2 lần/ngày, giữ vừa đủ ẩm, chỉnh sửa những cây ngã đổ.

Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng (7-10h). Cần xem xét nhu cầu nước của cây trước khi tưới. Hoa Cẩm chướng có bộ rễ dễ bị tổn thương nguyên nhân là do tưới nhiều nước và đất không thoát nước.

Thừa nước cây dễ đổ ngã, thân bị nứt, lá già chuyển sang màu vàng, gốc rễ dễ bị nhiễm bệnh. Thiếu nước lá nhỏ, cây phát triển chậm, cằn cỗi, cây dễ héo khi trời nắng nóng, cây ốm yếu, đốt ngắn, cháy đầu lá.

+ Bẻ ngọn: Bẻ ngọn giúp cho các mầm hai bên phát triển và cho ra cành đồng đều

Cây con SKT được 4 tuần thì bẻ ngọn lần 1, giữ lại 5-6 cặp lá ( tùy theo giống). Nên tưới đẫm trước khi bẻ ngọn ( ngọn giòn dễ bẻ, không làm thân cây bầm dập), sau khi bẻ ngọn 2 ngày mới tưới nước trở lại để vết thương khô mặt, hạn chế nhiễm nấm khuẩn.

Tiếp tục bẻ ngọn lần 2 ở tuần thứ 8-9 đối với 1-2 ngọn lớn nhất, chỉ để lại 2 cặp lá. Số ngọn còn lại là 4-5 ngọn.

+ Tỉa nụ: Cẩm chướng đơn cần tỉa bỏ những nụ hoa phụ. Từ những cây hoa Cẩm chướng tiêu chuẩn, nên ngắt bỏ những nụ bên để nụ hoa chính có cơ hội phát triển.

Đối với Cẩm chướng chùm ( Cẩm chướng nhỏ) cần tỉa bỏ nụ chính ( chồi cuối cùng ở giữa), để lại những nụ phụ. Việc tỉa chồi và sửa cây vào ô lưới phải được thực hiện thường xuyên.

4/ Phân bón:

Đạm (nitơ) có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng cây trồng. Dư thừa đạm sẽ gây ra sự thiếu hụt lượng lân, kali tương ứng, cây phát triển kém, cuống hoa bị mềm và lá rất dễ bị nhiễm bệnh, màu hoa nhợt nhạt. thiếu đạm cây sẽ không có độ xanh tươi và thiếu sức sống, ít lá và lá bị cuốn.

Kali làm cho cuống hoa khỏe mạnh, rắn chắc. Thiếu kali cây tăng trưởng yếu kém. Thừa kali lá có màu xanh thẫm và hạn chế sự tăng trưởng.kali cần được bổ sung cho cây trong suốt quá trình canh tác.

Canxi (vôi) là một yếu tố chất lượng quan trọng. cây trồng được cung cấp đầy đủ canxi sẽ làm cho cuống lá và hoa mạnh khỏe, tươi tốt, có sức đề kháng tốt chống lại sâu bệnh. Thiếu canxi cây trồng sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nụ hoa bị chết khô; đầu rễ cây bị chết, càng gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi

Cây Cẩm chướng cần rất nhiều Bo hơn các loại cây trồng khác. Thiếu Bo làm cho cuống hoa giòn và dễ gãy trong khi thu hoạch hoa, làm cuống lá nứt nẻ;

Ngoài việc bón lót trong khâu làm đất đã nêu trên, trong quá trình canh tác hoa Cẩm chướng cần được bổ sung phân bón năm như sau:

Kg nguyên chất/ 1000m2 / 1 vụ 18 tháng

N ( đạm) P2O5 ( lân) K2O MgO ( magiê) CaO (vôi)
140 104 215 25 85

Các loại phân bón có thể sử dụng để phối trộn và bón cho hoa Cẩm chướng như DAP , NPK 12-10-18, Nitrophoska, Super lân, Dynamiclitter, Urê, SA, KNO3, K2SO4, , Ca(NO3)2, MgSO4, MgNO3, CuSO4, Borac…

Phương pháp bón phân ( dùng cho 1000m2)

+ Thời kỳ sinh trưởng và phát triển chồi: Bao gồm giai đoạn phát triển của cây từ lúc trồng đến khi chồi bắt đầu hình thành nụ hoa đầu tiên và giai đoạn phát triển của chồi giữa các lứa.

Lượng phân bón nguyên chất sự dụng là

N 6,3kg/ lần
P2O5 2,7 kg/ lần
K2O 6,0kg/ lần

Bón 20 ngày/ lần. tổng cộng có 7 lần bón trong giai đoạn này

+ Thời kỳ chồi mang hoa: cây bắt đầu có nụ đến trước giai đoạn khai thác hoa 2 tuần.

Lượng phân bón nguyên chất sử dụng là
N 3,2kg/ lần
P2O5 2,0 kg/ lần
K2O 4,8kg/ lần

Bón 2 tuần/ lần. tổng cộng có 13 làn bón trong giai đoạn này

+ Thời kỳ khai thác hoa

Lượng phân bón nguyên chất sử dụng là
N 4,2kg/ lần
P2O5 2,6 kg/ lần
K2O 8,6kg/ lần

Bón 2 tuần/ lần. tổng cộng có 13 làn bón trong giai đoạn này

5/ Sâu bệnh hại

Cần lưu ý sâu bệnh hại thường có sự khởi đầu bằng cách rất đơn giản. mầm bệnh có thể phát triển mạnh nếu gặp điều kiện thuận lợi, nhất là độ ẩm, bất cứ khu vực nào có ẩm độ cao trong cây như trong cuống lá, cành, thân hay hoa sẽ là nơi thuận lợi cho bệnh hại phát triển. nếu cuống lá và thân cây khô thì bệnh khó có thể phát triển.

Sâu rầy và bệnh tật được phòng chống tốt nếu duy trì được tính bảo vệ thường xuyên cho cây trồng. có thể sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để ngăn chăn nấm bệnh, sâu hại phát triển.

5.1/ Những loại nấm bệnh thường gặp trên hoa Cẩm chướng:

Lở cổ rễ ở giai đoạn cây con do nấm Rhizoctonia solani.

Cháy lá do Septonia dianthi ( trong điều kiện trồng ngoài trời vào mùa mưa ).

Đốm vòng do Alternaria dianthi: làm cho lá bị khô héo.

Gỉ sắt do Uromyces caryphyllinus: làm cho thân lá bị nứt có bột đen.

Nấm mạch do Fusarium oxysporum.f.dianthi: làm cành úa dẫn đến cây chết.

Thối hoa do Botrytis cinerea, làm cho nụ hoa không nở.

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas caryphyllinus: làm nứt gối thân, thối ướt rễ.

Thối nhánh và cuống lá do Fusarium avennaceum: làm héo và rụng ở nách cây, thối đọt và nhánh bị cắt của những cây già

Héo đọt, mục thân do Fusarium graminearum: làm mục thân, héo đọt với biểu hiện là các sọc đỏ tía dọc theo thân

Thối búp hoa do Fusarium Poae: làm búp hoa có màu nâu úa, thối. cánh hoa nở không đều nhau.

Thối thân do Phytophthora nicotianae: làm thân bị ướt, thối ở bên ngoài chuyển sang màu nâu, sau đó là thối rễ, các tán lá bị chết.

Thối thân và rễ do Phytophthora spp: làm tán lá bị héo và vàng, lá chết, ngoài thân có những vệt nâu và có những vệt nâu quanh các đốt.

Đốm lá Septoria: làm xuất hiện những đốm màu xám trắng trên lá non.

Đốm Baterial do Pseudomonas andropgonis: hình thành những đốm đen ướt màu xanh đậm hình thành trên lá và sau đó nhanh chóng chuyển sang màu nâu, lá bị trắng nhợt và cuối cùng là lá bị nhăn.

Đường vằn Cẩm chướng do Carnation mottle viruts: làm chất lượng của hoa và cây giảm và có thể làm cho màu cánh hoa bị bạc.

Phòng trừ nấm lở cổ rễ: sử dụng Benlate C phun ngay sau trồng 5-6 ngày.

Phòng trừ nấm Alternaria, sử dụng Mancozeb, Zineb.

Bệnh gỉ sắt sử dụng Bayfidan, Anvil, Daconil.

Bệnh héo rũ ( nấm mạch) do Fusarium, sử dụng Topsin M, Rovral.

Bệnh nứt thân do vi khuẩn  Pseudomonas caryphyllinus, sử dụng Topsin M, Streptomycin, Tetracylin.

5.2/ Những loại sâu hại thường gặp trên hoa Cẩm chướng:

Sâu xám (sâu đất), cắn phá ngang thân.

Sâu xanh đục nụ hoa…

Aphididae species rệp mè: làm cây xây xát và vẹo lá, làm mất màu và mất độ sáng của hoa.

Tetranychidae species: ve-ve hai đốm: chích hút làm những lá bị nhiễm bệnh nhợt đi, héo, trở nên vàng và cho thấy các mạng

Thripidae species: rệp thiên lôi: chích hút làm héo cây và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa

Haterodera trifolii: bệnh giun nang: ký sinh trong rễ làm cây bị còi cọc, nhiều nhánh và rễ màu nâu với nhiều bao nang chứa đầy trứng giun gây tác hại cho bộ rễ

Meloidogyne spp: giun tròn ký sinh: làm cây bị còi cọc với những hột mụn hay những vết u lên với nhiều cỡ ở phần rễ. khi bị phá nặng thì lá bị vàng đi

5.3/ Bệnh sinh lý

Thiếu BO: lá bị ngắn và dày đặc. Búp gần nở bị chết sau đó mọc rất nhiều nhánh con ở các   nách. Hoa thường bị méo mó và ít có đài hoa. Sự thiếu BO thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu bởi vì cây phát triển mạnh ở những mùa này.

Thiếu canxi: đầu lá bị vàng và chết ( cháy đầu lá). Các chồi mọc ra quá nhiều và thường yếu ớt, nhợt nhạt và ốm. số hoa nở và chất lượng hoa trên các cây già bị ảnh hưởng.

Cháy Hypochlori: ngọn và cây con bị cháy, đặc biệt ở những cây cắt ra được nhúng vào

Nhiễm độc Methyl Bromide: cháy ở các tán lá, thường xảy ra một đoạn của cây. Cây hoa Cẩm chướng thường nhạy với lượng bromide dư trong đất.

THU HOẠCH VÀ CHĂM SÓC SAU THU HOẠCH

1/ Cắt, bó hoa

Cành cây thường được cắt bằng dao bén. Dùng hai tay cắt nhanh. Đặt cành cây đã thu hoạch lên trên giàn lưới hoặc treo trên các dây căng bên dưới luống hoa.

Trong thời kỳ thu hoạch hoa, hai ngày cắt một lần. nếu hoa được bó quá sớm sẽ giảm độ bền của hoa khi cắm vào bình. Hoa Cẩm chướng chùm được cắt khi chúng trổ từ 3 nụ và đã có màu nhưng trước khi cánh hoa bắt đầu chớm nở. một cành hoa Cẩm chướng theo tiêu chuẩn là sau khi cắt, các hoa được nở đều.

2/ Bảo quản

Không nên để hoa đã thu hoạch vào nơi có nhiệt độ cao ( nhất là tránh ánh nắng mặt trời). không nên thu hoạch suốt ngày nóng bức. khi cắt bó đến đâu thì tập trung lại và đưa vào nơi thoáng mát. Đặt hoa ngay vào dung dịch xử lý để làm giảm rác hại của ethylene và làm cho
 hoa cắm vào bình có tuổi thọ cao.

Bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 4-6°C để giữ cho hoa được tốt.

3/ Phân loại, bó và đóng gói

Tiêu chuẩn chất lượng của hoa

Cành hoa không bị hư hại bởi sâu rầy, bệnh tật hay bảo quản chất cặn hóa học không lưu ở trên cành.

Các cánh hoa đều cùng phát triển như nhau được bỏ vào hộp.

Hoa phải được cắt tỉa đúng thời điểm của năm

Cành chính phải đủ mạnh để các nụ hoa nở rộ và không bị rũ.

Cách thức sắp xếp phân loại:

Cành 3 nụ: cao 50-55 cm
Cành 4 nụ: cao 60-65 cm

Không phải số nụ hoa trong một cành quyết định chất lượng của hoa.

Chất lượng giấy gói ngoài tốt sẽ bảo quản được chùm hoa tránh sự hư hại. người ta thường dùng giấy gói răng cưa để gói cành hoa. Nên nhớ phải để phòng lạnh trước khi cho vào gói. Sử dụng một hộp chất lượng tốt, khi đóng gói phải giữ các nụ hoa ở vị trí thoải mái cũng như khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Nguồn: Trích lược tài liệu của Trung tâm Nông Nghiệp Đà Lạt

Kỹ thuật nhân giống và tạo hoa giấy nhiều màu

Hoa giấy là loài hoa đẹp, biết cách trồng và chăm sóc, cây sẽ cho hoa quanh ...

Kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa Cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu là cây thân mộc, hoa vô tính, lúc đầu hoa màu trắng sau biến ...

Hoa cát tường

Cây hoa cát tường có 2 loại: giống hoa kép và giống hoa đơn với nhiều màu ...

Kỹ thuật trồng hoa hướng dương

Cây hướng dương là một loài thực vật thân cỏ sông lâu năm. Cây dễ trồng và ...

Một số bệnh thường gặp trên hoa cảnh mùa mưa

Hoa cảnh có rất nhiều bệnh, do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau: bệnh do nấm, ...

Kỹ thuật chăm sóc hoa Đỗ Quyên nở đúng ...

Hoa Đỗ Quyên ngày nay được sử dụng làm hoa tết khá phổ biến. Mùa hoa Đỗ ...

Các bệnh thường gặp ở hoa Đỗ Quyên

Hoa Đỗ Quyên (Rhododendron) là loại hoa cảnh đẹp được nhiều người ưa chuộng vào dịp tết ...

Giới thiệu về cây mai vạn phúc

Mai vạn phúc hay còn gọi là mai tiểu thư , mai chỉ thiên - Tên khoa ...

Cây hoa mai hoàng yến

Cây Mai Hoàng Yến từ xa nó đã thu hút ánh mắt nhìn của người qua đường ...

Một số bệnh thường gặp trên hoa kiểng

Khi mùa mưa đến, nhất là lúc giao mùa giữa mùa mưa và mùa nắng là ...

Hướng dẫn trồng hoa tulip nở hoa dịp tết

Hiện nay ở Việt Nam, Tulip (hay còn gọi là Uất Kim Hương) được trồng chủ yếu ...

Hướng dẫn kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa păng-xê ...

Păng xê là loài hoa lí tưởng nhất để cho các chị em gieo trồng và chăm ...

Nhân giống huệ tây bằng phương pháp nuôi cấy ...

Huệ tây hiện được trồng bằng củ nên tốc độ nhân giống chậm, cần nghiên cứu những ...

Nhân giống cây hoa bát tiên

Để nhân giống loài hoa này, người ta có thể gieo bằng hạt, nhưng rất lâu ra ...

Trồng và chăm sóc hoa dừa cạn làm đẹp ...

Để chăm sóc hoa dừa cạn cũng như các loài hoa hồng, hoa đá, hay hoa lan ...

Kỹ thuật nhân giống hoa sen

Nhân giống hoa sen thường dùng phương pháp tách cây nhưng cũng có thể gieo hạt. Có ...

Kỹ thuật nhân giống hoa ngàn sao

Hoa ngàn sao là loại hoa đẹp trồng cắt cành dùng làm trang trí và làm nền ...

Trồng hoa lay ơn đón Tết

Lay ơn là một trong những loại hoa đẹp và sang trọng nhất hiện nay. Vào dịp ...

Trồng và chăm sóc hoa mười giờ tại nhà

Hoa mười giờ là một loại hoa nhỏ, đẹp, thường dùng trồng làm hoa cảnh rất bắt ...

Trồng hoa phong lữ thơm phức tại ban công

Phong lữ là loại hoa có nhiều màu sắc khác nhau đầy lôi cuốn, thường là màu ...

Cách phòng trị nhện đỏ hại hoa huệ

Huệ là loài hoa đẹp, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác ...

Chia sẻ cách chăm sóc cây đỗ quyên bonsai

Cây đỗ quyên bonsai khi nở hoa rất đẹp nên được nhiều người yêu thích bài trí ...

Trồng hoa phải chú ý đến một số loài ...

Một số loài hoa đẹp lại rất có hại đối với sức khỏe của con người nên ...

Mẹo nhỏ mách người chơi hoa

Muốn có một cành, chậu hay lọ hoa đẹp luôn tươi, mới, lâu tàn để chơi trong ...

Để bình hoa ngày Tết tươi lâu

Vài viên thuốc Aspirin, vài giọt vodka hay đồng xu sẽ giúp bình hoa ngày Tết luôn ...

Vị thuốc của hoa hướng dương

Theo Đông y, toàn bộ cây hướng dương được dùng làm thuốc: hoa có tác dụng bổ ...

Cách chọn mua Mai – Cúc cho ngày Tết

Cách chọn mua Mai – Cúc cho ngày Tết cần chú ý đến những điều gì, chúng ...

Lan cẩm cù Hoya kerrii

Hiện nay trên thị trường hoa kiểng xuất hiện những chậu lá cây hình trái tim được ...

Trồng cây loa kèn làm thuốc

Cây loa kèn chăm sóc bình thường thì đến tháng 11-12 hàng năm là bắt đầu ra ...

11 bài thuốc chữa mất ngủ nhức mỏi từ ...

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng bị quyến rũ bởi hương hoa nhài, loài thảo mộc ...

Hoa mào gà chữa bệnh

Theo Đông y, hoa mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ ...

Hoa sứ chữa cao huyết áp

Theo các thầy thuốc, các bộ phận của hoa sứ đều có thể dùng làm thuốc như ...

Kỹ thuật trồng hoa Đỗ quyên

Trên thị trường đang sử dụng rộng rãi giống hoa Đỗ quyên Bỉ. Đây là giống có ...

Chữa cảm sốt với cây thục quỳ

Cây thục qùy hay còn gọi là cây mãn đình hồng có nguồn gốc từ nước ngoài, ...

Hoa Ti gôn hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Hoa ti gôn không chỉ xuất hiện trong nhiều văn thơ, trồng để trang trí nhà cửa ...

Cách chăm sóc các chậu hoa treo

Các loại chậu hoa treo rất phong phú về chủng loại như dừa cạn, dạ yến thảo, ...

Công dụng của cây sen cạn

Ở Việt Nam, sen cạn được trồng nhiều nơi để làm cảnh, làm rau ăn và làm ...

Phong Lữ - loài hoa đẹp, dễ trồng

Từ các kết quả nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công từ nguồn giống nhập nội, ...

Để có chậu hoa hải đường đẹp

Cây hoa hải đường có hoa to, màu đỏ thẫm nhị vàng, lá xanh trông rất bắt ...

20 công dụng của lá và hoa sen

Lá và hoa sen được xem như loại dược liệu quý từ xa xưa, trị được nhiều ...

Thu hái và bảo quản hoa

Hoa là một sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ ...

Trồng và chăm sóc Hoa Phong lữ thảo

Hoa Phong Lữ – hay có người còn gọi là Phong Lữ thảo,Thiên Trúc Quỳ – là ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Dừa Cạn

Hoa dừa cạn có tên tiếng Anh là Periwinkle. Tên tiếng Việt là bông dừa, hoa hải ...

Bảo quản các loại hoa sau thu hoạch

Một bình hoa đẹp không phải là bình hoa cầu kỳ, mắc tiền, xu hướng cắm hoa ...

Hoa ngọc lan trắng chữa đau đầu

Ngọc lan hoa trắng là loại hoa mọc nhiều ở các vùng miền nước ta, được trồng ...

Bí quyết giữ hoa tươi lâu

Chọn được hoa đẹp, tạo hình cho một bình hoa, lẵng hoa đã khó, muốn hoa được ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Tigon

Cây rất dễ trồng bằng cách tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hay bằng hạt. ...

Chăm sóc cây tường vi

Cây tường vi có nơi còn gọi là cây Tử vi – là loại cây có sức ...

Để chậu hoa Dạ Yến Thảo lâu tàn

Hiện nay hạt giống hoa Dạ Yến Thảo chủ yếu được nhập từ nước ngoài như Thái ...

Cách chăm sóc hoa thu hải đường

Để chậu hoa hải đường to nhất có thể thì ánh sáng là điều vô cùng ...

Kỹ thuật bảo quản khi cắt hoa và chế ...

Công nghệ bảo quản, gia công, bao bì và trình bày mỹ thuật cho hoa trước khi ...

Bí quyết giữ nước cho hoa trồng chậu khi ...

Khi bạn đi du lịch, đi công tác phải vắng nhà một thời gian dài, trong thời ...

Hồi sinh cho Dạ Yến Thảo

Tất cả chúng ta đều ít nhiều bị Dạ yên thảo (Petunia) mê hoặc bởi vẻ đẹp ...

Nhân giống và trồng cây hoa thược dược

Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên để có hoa đẹp, trồng vào vụ Đông – Xuân ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Chuông tình ...

Hoa chuông còn có nhiều tên gọi khác nhau như hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử ...

Kỹ thuật trồng cây hoa trà

Cây hoa Trà là loài hoa tết cực kỳ đẹp và quý bởi sự trang trọng cùng ...

Ý nghĩa hoa tulip - Uất kim hương

Khi người đàn ông tặng cho người mình yêu một bông hoa tulip đỏ, điều đó chứng ...

Kĩ thuật trồng hoa tiểu quỳnh

Tiểu Quỳnh thuộc họ Xương Rồng xuất xứ ở các nước rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, ...

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản hoa

Hoa là một sản phẩm đặc biệt, giá trị của hoa phụ thuộc nhiều vào thời kỳ ...

Trồng và chăm sóc cây hoa dừa cạn

Caygiong.org chia sẻ kinh nghiệm hay về trồng và chăm sóc cây hoa dừa cạn từ a-z ...

Chăm sóc hoa lan càng cua

Cây hoa Càng cua, hay còn gọi là hoa nhật quỳnh, tiểu quỳnh, lan huỳnh, lan càng ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chậu hoa anh ...

Hoa anh thảo vốn là hoa dại thường gặp ở các nước ôn đới, giờ đây rất ...

Chăm sóc hoa anh thảo nở đẹp và không ...

Hoa anh thảo nở vào khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, hoa và ...

Chăm sóc cây hoa tử đằng mùa rụng lá

Tử đằng có nguồn gốc từ vùng ôn đới nên có thời kỳ nghỉ đông do đó ...

Cách chăm sóc hoa son môi

Hoa son môi là loài hoa đẹp có hình thỏi son như môi son thiếu nữ. Hoa ...

Trồng và chăm sóc hoa Mẫu Đơn bông lớn ...

Hoa Mẫu Đơn có nguồn gốc ôn đới nên để phát triển tốt tại Việt Nam ...

Hoa Mẫu Đơn và cách chăm sóc trong và ...

Cây Hoa Mẫu Đơn mấy năm trở lại đây mới xuất hiện tại Việt Nam, chính ...

Cách chăm sóc hoa Oải Hương Lavender thuần với ...

Hoa Oải Hương (Lavender) là loại hoa đẹp nhập ngoại với mùi hương thơm đặc trưng, cây ...

Hướng dẫn cách gọt thủy tiên để hoa nở ...

Theo quan niệm dân gian, nếu hoa thủy tiên nở đúng chiều 30 Tết trước lễ cúng ...

Hướng dẫn cách trồng hoa mào gà

Cây hoa mào gà ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trường không khí khô, ...

Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược

Hoa thược dược có màu sắc đẹp, mọc ở đỉnh cành và nách lá, cuống hoa dài. ...

Cách trồng cây tiểu hồng môn

Cây Tiểu hồng môn, Vỹ hoa đỏ, Buồm đỏ. Tên khoa học: Anthurium andreanum , thuộc họ ...

Cây bạch trinh biển

Cây bạch trinh biển được trồng rất nhiều trong trang trí sân vườn bởi đây là cây ...

Phương pháp nuôi trồng hoa Thủy tiên

Thủy tiên là loài cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, ...

Cách chăm sóc hoa hướng dương

Hoa hướng dương là loài hoa trang trí ấn tượng, đặc biệt vào dịp tết nên được ...

Để cây huỳnh liên - hoàng yến ra hoa ...

Cây huỳnh liên hay còn có tên khác ngoài thị trường như cây hoàng yến, cây chuông ...

Cách trồng và chăm sóc Hoa quỳnh

Trong sa mạc, các cây xương rồng bị khô hạn nhiều ngày, khi có mưa, tất cả ...

Hoa quỳnh - Chăm sóc và cách trồng

Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không ...

Xử lý hoa giấy ra hoa quanh năm

Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh hoặc cây trồng đã lớn cũng ...

Đặc tính sinh trưởng và kỹ thuật trồng của ...

Thông thường gieo hạt trường anh vào tháng 8-9, sau 4 tuần là xuất hiện cây con ...

Nhân giống và chăm sóc hoa huệ Hà Lan

Hoa huệ Hà Lan hay còn gọi là huệ đỏ thích hợp với khí hậu vùng ôn ...

Kỹ thuật trồng hoa Lay ơn thương phẩm

Các tỉnh miền nam trồng trong vụ đông xuân, hoặc từ tháng 8 đến tháng 12 âm ...

Cách tạo cây Hoa Huỳnh Anh có nhiều màu

Thông thường cây Huỳnh anh chủ yếu có màu vàng, muốn cho có nhiều màu sắc phong ...

Cây hoa Ngọc Lan

Cây Ngọc Lan được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, ...

Kỹ thuật trồng hoa chuông mới

Hoa chuông Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa còn có nhiều tên gọi khác nhau, như hoa tình ...

Cách trồng và chăm sóc cây Sứ

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép ...

Cách trồng và chăm sóc Hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có tên khoa học Cosmos Bipinnuatus họ Cúc. Cosmos có nghĩa là hài hòa, ...

Kỹ thuật trồng hoa loa kèn Đà Lạt - ...

Một củ giống cho tới 15-17 hoa trong điều kiện chăm sóc tốt, 1-2 hoa trong điều ...

Kỹ thuật trồng hoa huệ

Cây huệ ta có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải thoát nước tốt ...

Kỹ thuật trồng mẫu đơn

Mẫu đơn là cây ưa nhiều ánh sáng, cây không sống được trong điều kiện râm mát, ...

Kỹ thuật trồng hoa Lay ơn thương phẩm

Layơn được ưa chuộng vì hoa có dáng đẹp, cành dài, cánh mỏng như vành khuyên nhìn ...

Cách trồng và chăm sóc giống hoa chuông mới

Thời gian từ trồng đến ra hoa 2 tháng đối với cây cấy mô và khoảng 5 ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đồng tiền

Đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện thích hợp ...

Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền nuôi cấy mô

Sau trồng 50 – 60 ngày là có thể cho hoa, tuy nhiên nên vặt bỏ 2-3 ...

Kỹ thuật trồng hoa tuy lip

Hoa Tulip đã trở nên đắt đỏ và đã từng được xếp vào hàng phát triến giống ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hướng dương

Hoa hướng dương - Pelargonium hortorum Balley thuộc cây thân cỏ sống nhiều năm. Mùa hoa dài, ...

Kỹ thuật trồng cây Hoa Báo Xuân

Hoa báo xuân sinh trưởng trong các điều kiện mát ẩm, không phịu nắng, đất tơi xốp, ...

Mộ số kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lay-ơn

Bón phân vào những ngày nắng ráo và thời điểm thích hợp từ 3-4 giờ chiều. Đối ...

Kinh nghiệm trồng hoa lay ơn

Trong nghề trồng hoa, người ta luôn ưu tiên số 1 cho hoa lay ơn. Vào thời ...

Kỹ thuật trồng hoa lay ơn

Layơn được ưa chuộng vì hoa có dáng đẹp, cành dài, cánh mỏng như vành khuyên nhìn ...

Quy trình sản xuất hoa phăng

Xin giới thiệu quy trình sản xuất hoa phăng đã được các nhà khoa học ở Viện ...

Quy trình trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng

Người ta quen gọi cẩm chướng bởi vì hoa có nhiều màu sắc đẹp, giống như bức ...

Kỹ thuật trồng cây Cẩm chướng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng. Những điều cần biết để có được những ...

Kỹ thuật trồng hoa cát tường

Cát tường là loại hoa thích hợp với thời vụ dài ngày, giờ chiếu sáng tối ưu ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Sứ Thái

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản