Cây Rau, củ, quả >> Rau Đay

Kỹ thuật trồng Rau Đay theo hướng sản xuất sạch

Cây rau đay sinh trưởng tốt tại những nới đất thấp trong vùnhg nhiệt đới. Rau đay có thể sinh trưởng tốt ở nới có độ cao 500 m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3000 m trong vùng ôn đới.

Kỹ thuật trồng cây rau đayCây bụi cao 60-70 cm, lá nhỏ, xanh; thân, cành và gân lá đỏ tía; tính sinh cành lớn so với các loại rau ăn lá khác, có bộ rễ rất phát triển, nhưng ăn nông, không chịu được úng.

Thời vụ: Rau đay được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch từ vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 7, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.

Giống: Lượng hạt gieo: 0,6-0,7 kg/sào.

Làm đất: Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0-6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, đất nên được luân canh với cây trồng khác họ.

Làm luống: Mặt luống rộng 0,9 - 1,0 m, rãnh luống 0,2- -,3 m, cao 20-30 cm.

Mật độ, khoảng cách: Có thể gieo thẳng hàng, gieo vãi hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 4- lá thật.

Khoảng cách: hàng cách hàng 20-25cm và cây cách cây 20 cm. Mật độ 16-17 vạn cây/ha.

Phân bón

Tuỵêt đối không được dùng phân chuồn tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chê sbiến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Cách bón thúc:

- Lần 1: sau trồng 10 ngày.

- Lần 2: sau trồng 25-30 ngày (đã thu hái vỡ).

+ Lượng phân đạm và kali còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái.

- Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt nón thúc.

- Chỉ được thu hoạch sau khi bón lót hoặc tưới phân ít nhất 7-10 ngày.

Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới, luôn giữ độ ẩm đất 80%

Chăm sóc: Gieo xong, tưới giữ ẩm, khi mọc được 2 – 3 lá thật tưới phân chuồng, phân đạm pha loăng. Cứ 8 –10 ngày bón thúc một lần. Rau đay rất sợ bị úng ngập, nhưng không chịu được hạn, rau phải tưới giữ ẩm luôn.

Khi cây cao 10 –1 5 cm thì nhổ tỉa, để lại cây nọ cách cây kia 20 cm. Sau khi gieo hạt được 50 – 60 ngày thì nhổ. Khi cây lớn thì nhổ tỉa lần nữa chỉ để lại khoảng cách giữa các cây và các hàng là 30 x 40 cm, hoặc 40 x 40 cm. Bón thúc phân sau 1 – 2 lứa thu hoạch. Gieo một lần có thể ăn hết vụ.

Phòng trừ sâu bênh: Sâu hại rau đay chủ yếu là sâu khoang và một số sâu ăn lá nhưng ít khi nghiêm trọng, cần sử dụng bienẹ pháp thru công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Thật nghiêm trọng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.

Bệnh hại thì có bệnh thán thư trên cây khi còn non và bệnh chết cây do úng nước. Phòng trừ bằng cách xử lý hạt giống bằng nước ấm trước khi gieo. Không để ứ đọng nước và khi làm đất rắc vôi bột lên luống.

Thu hoạch: Cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thưòi gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc.

Để giống: tháng 7 thu hái quả sau đó để vào thúng hoặc nong nia phơi cho khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.

Theo khuyennongvn.gov.vn

Những tác dụng không ngờ của rau đay

Rau đay là món canh mùa hè được rất nhiều người yêu thích, không chỉ thơm ngon ...

4 tác dụng tiêu biểu của rau đay

Mặc dù nhiều tác dụng mới ngày càng được tìm ra nhưng rau đay có 4 tác ...

Hướng dẫn cách trồng rau đay

Rau đay là một loại rau ăn lá có thể cao 60- 70 cm, nhiều nhánh, lá ...

Rau đay - Cây thuốc giải nhiệt

Trong đông y gọi rau đay với tên là Đình lịch và gọi hạt rau đay là ...

Trồng cây rau đay

Cây rau đay có bộ rễ rất phát triển, nhưng ăn nông, không chịu được úng.

Kỹ thuật trồng rau đay

Cây bụi cao 60-70 cm, lá nhỏ, xanh; thân, cành và gân lá đỏ tía; tính sinh ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản