Cả 2 giống rau muống đỏ và trắng đều có thể cho quả và hạt, nhưng thường thì người ta hay để rau muống trắng cho ra hoa, kết hạt cất giữ để trồng trên ruộng cạn cho vụ sau, còn rau muống đỏ để lấy xơ thả bè
Để giống rau muống bằng 3 cách: Lấy hạt, lấy xơ và lấy mầm. Cả 2 giống rau muống đỏ và trắng đều có thể cho quả và hạt, nhưng thường thì người ta hay để rau muống trắng cho ra hoa, kết hạt cất giữ để trồng trên ruộng cạn cho vụ sau, còn rau muống đỏ để lấy xơ thả bè.
Để giống lấy hạt: Thời vụ tốt nhất cho trồng rau muống để lấy hạt làm giống cho vụ sau là vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như trồng để lấy rau ăn nhưng không được thu hái. Đến đầu tháng 10 bón thúc phân đạm và kali với tỷ lệ 1:1. Có thể phun thêm chế phẩm kích phát tố hoa trái Thiên Nông lên tán lá từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày cho cây sinh trưởng khỏe, cho nhiều hạt và hạt chắc. Đến trung tuần tháng 11 rau muống sẽ ra hoa, kết quả. Khi quả đã chín vàng nên thu hoạch ngay và đem phơi cho vỏ quả hơi khô rồi cho vào cối giã hay xay cho vỏ quả vỡ ra, sàng sảy lấy hạt và phơi cho khô kiệt đưa vào chum vại, hoặc túi nilon buộc kín bảo quản nơi khô ráo cho tới vụ sau để trồng. Nếu bảo quản tốt, hạt giống có thể cất giữ được 5-6 tháng mà tỷ lệ nảy mầm vẫn cao, chất lượng cây giống vẫn đảm bảo. Kinh nghiệm của bà con An Giang là nên trồng nơi tránh nắng và khi rau bò dài nên làm giàn thấp cho rau leo, hoa quả sẽ đậu nhiều, năng suất hạt sẽ cao. Năng suất hạt có thể đạt tới 30-40 kg/sào.
Để giống lấy xơ: Trên các chân ruộng trồng rau muống nước nếu muốn lấy xơ cho vụ sau bà con để liền ruộng rau 3-4 tháng không thu hái cho rau già, ngọn bò dài không cần chăm bón để thu lấy gọi là rau xơ. Khi thấy rau đã già tiến hành thu hái để đem đi thả bè. Tiếp tục chăm sóc bằng cách dùng dao sắc phát sát bằng đều, nhặt sạch cỏ dại, bón thúc cho rau mọc tiếp để thu hái các lứa rau xơ tiếp theo. Nếu làm tốt có thể thu được 3-4 lứa rau xơ làm giống thả bè từ tháng 3 - 8 hàng năm.
Để giống lấy mầm: Kinh nghiệm của bà con miền Bắc là trên các chân ruộng trồng rau muống cạn, sau khi thu hoạch lứa rau cuối cùng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 dùng dao, liềm cắt sát gốc, nhặt sạch cỏ dại rồi lấy bùn non từ ao hồ, sông rạch phủ lên một lượt dày độ 3-4 cm nhằm giữ ấm cho gốc rau qua đông không bị chết rét. Đợi cho bùn se mặt đem giống su hào hay bắp cải cấy vào với khoảng cách 40 x 40 cm hoặc 40 x 50 cm. Trong 3 tháng liền rau muống nằm im trong bùn ấm, bà con tiếp tục chăm bón su hào bắp cải để thu bán vào dịp Tết Nguyên đán. Vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 sau khi thu hoạch xong su hào, bắp cải, trời ấm dần lên, nhiệt độ tăng cao cộng với mưa xuân rau muống bắt đầu nhú mầm thì tiếp tục xới đất, làm cỏ, bón thúc cho rau mọc nhanh.
Là một trong những loại rau được tiêu thụ phổ biến nhất trong các bữa cơm hàng ...
Trên lá lúc đầu là những đốm nhỏ màu vàng nhạt ở mặt dưới lá, về sau ...
Trồng rau muống nước chi phí thấp, dễ chăm sóc. Rau ăn giòn, ngọt và đậm hơn ...
Rau muống gồm rau muống cạn và rau muống nước, tên khoa học: Ipomoea aquatica; Họ Bìm ...
Theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout - thống phong và các ...
Rau muống biển còn được gọi là cỏ chân dê, mã an đằng, nhị diệp hồng thự ...
Trồng rau muống tại nhà rất dễ thực hiện nếu chúng ta tham khảo cách thực hiện sau
Nếu chăm sóc tốt, các đợt hái sau chỉ cách nhau 20-25 ngày. Khi thu hái nên ...
Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân ...