Cây ăn quả >> Cây Mít

Quy trình trồng và chăm sóc cây mít nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể trồng một số loại giống mít sau tùy vào mục đích sử dụng. Giống mít MĐN 06 phục vụ chế biến và ăn tưới. Giống mít Khanun vàng, mít lá lớn, mít Viên Linh phục vụ ăn tươi.

1. Yêu cầu sinh thái

- Đất đai: Mít là cây dễ tính có thể phát triển trên nhiều loài đất khác nhau. Tuy nhiên đất trồng mít phải thoát nước tốt, có tầng canh tác sâu. Mít là cây chịu úng kém, ở các vùng đất thấp khi trồng mít phải lên líp. Độ pH đất thích hợp cho đất trồng mít là 5-7,5. 

- Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt nhất cho cây mít sinh trưởng và phát triển là 20-32°C. Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho mít từ 70-75%, độ ẩm chủ yếu tác động vào thời kỳ ra hoa, đậu trái, còn các giai đoạn khác thường ít ảnh hưởng.

- Nước: Mít có bộ rễ ăn sâu, chống hạn tốt, có thể chịu được khô hạn trong 3-4 tháng nhưng để có năng suất cao nên trồng mít ở những vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000-2.000 mm. Ngược lại mít chịu úng kém.

- Ánh sáng: Mít là cây ưa ánh sáng hoàn toàn. Ánh sáng từ 2.000 - 2.500 giờ/năm phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

2. Giống

Cây mít giốngTrên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể trồng một số loại giống mít sau tùy vào mục đích sử dụng. Giống mít MĐN 06 phục vụ chế biến và ăn tưới. Giống mít Khanun vàng, mít lá lớn, mít Viên Linh phục vụ ăn tươi. Tuy nhiên những giống này dễ nhiễm bệnh thối gốc và đen sơ.

3. Khoảng cách trồng

- Tuỳ theo giống, phương pháp nhân giống và vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp.
- Đối với giống mít MĐN06: Trồng với khoảng cách 7x7m; 7 x 8m hoặc 8 x 8m.
- Đối với nhóm mít cho quả sớm như mít Khanun vàng, mít lá lớn, mít Viên Linh: Trồng với khoảng cách 5 x 6m, 6 x 6m hoặc trồng dày hơn ngay tư đầu với khoảng cách 4 x 4m, khi cây khép tán thì cách 1 cây tỉa 1 cây.

4. Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa. Nếu chủ động tưới nước có thể trồng được quanh năm.

5. Cách trồng

- Chuẩn bị hố trồng: Đào hố trước khi trồng ít nhất 4 tuần, hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm. Lượng phân bón lót cho mỗi hố: 10 – 20kg phân hữu cơ hoai; 1kg phân super lân; 0,5kg vôi và 200g phân NPK (16-16-8) trộn đều với đất mặt sau đó cho toàn bộ hỗn hợp vào hố. Bổ sung thêm vôi từ 500 – 800 kg/ha nếu đất chua.

- Cách trồng: Đặt cây và dùng dao cắt đáy bầu, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại ngang mặt bầu. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió chính để tránh tách mắt ghép. Sau trồng cắm cọc giữ chặt cây con. Trồng xong thì tưới nước ngay nếu không có mưa. Phủ rơm rạ khô xung quanh gốc cây sau trồng (cách gốc 20-30cm) giúp duy trì độ ẩm của đất và hạn chế cỏ dại mọc.

6. Tưới tiêu nước

- Tưới nước: Trong mùa khô, cây mít được tưới nước thường xuyên, có thể tưới bồn hoặc tưới qua hệ thống tưới phun dưới tán.
+ Tưới bồn: Định kỳ 6- 8 ngày/lần trong 2 năm đầu. Những năm sau đó chu kỳ tưới 10 - 12 ngày/lần. Tủ gốc giữ ẩm cho đất.
+ Tưới qua hệ thống hệ thống tưới phun nhỏ dưới tán

Lượng nước tưới: 44 m3/ha/lần;
Lượng nước tưới tương đương cho 1 cây: 215 lít nước/cây/lần (với khoảng cách trồng 7 x 7m);

Chu kỳ tưới: 6 ngày/lần;
Tổng lượng nước tưới: 1.320 m3/ha/ năm
Hệ thống tưới: Khoảng cách giữa các pét phun là 7x 7m. Đường ống dẫn có các van đóng mở nước khi cần. Với hệ thống tưới này lượng nước có thể cung cấp đủ và tương đối đồng đều cho các cây trong vườn.

Kỹ thuật nhân giống mít nghệ

Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít ruột đỏ

Mít ruột đỏ cho màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon khác biệt hơn các ...

Hiệu quả nhờ áp dụng thành công bao trái ...

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) ...

Hiệu quả nhờ áp dụng thành công bao trái ...

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) ...

Bón phân cho mít ruột đỏ

Khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp ...

Thu hoạch, bảo quản mít tố nữ

Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng. Thu hoạch từ 9 giờ ...

Cây Mít – cây xóa đói, giảm nghèo

Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây Mít sai quả phải trồng trên đất tốt, ...

Kỹ thuật trồng mít nghệ cao sản

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có ...

Kỹ thuật trồng mít cho năng suất cao

Nếu có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ...

Giới thiệu một số giống mít và cách trồng

Giống mít MĐN06 có nguồn gốc ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai được tuyển chọn trong ...

Quy trình trồng và chăm sóc cây mít nghệ

Mít nghệ gồm hai giống là mít nghệ Viên Linh và mít nghệ MĐN06H, nhưng phổ biến ...

Giống mít Thái

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo ...

Trồng mít cho năng suất cao – những điều ...

Như đã giới thiệu, mít là cây ăn trái giúp người dân làm giàu vì vốn đầu ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít không hạt

Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái ...

Kỹ thuật trồng cây mít sai quả

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân ...

Kỹ Thuật Trồng Mít Thái

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo ...

Kỹ thuật trồng mít nghệ

Mít rất gần gũi với mọi người, có thể trồng hầu hết mọi nơi, kể cả vùng ...

Kỹ thuật trồng mít ruột đỏ

Mít ruột đỏ Sông Pha còn có tên gọi là mít siêu sớm, hoặc mít tứ quý ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản