Cây Rau, củ, quả >> Đỗ Xanh - Đỗ Tương - Đỗ Nành

Cách trồng đậu nành rau cho hiệu quả cao

Đậu nành rau là một trong những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao khi trồng luân canh trên đất lúa. Điểm khác biệt với các giống đậu nành khác là nông dân thu hoạch thân cây đậu với những quả còn xanh trước khi chín hoàn toàn (khoảng 80% độ chín).

Đậu nành rau1. Thời vụ trồng

Ở vùng ĐBSCL có thể trồng trong vụ đông xuân và vụ xuân hè luân canh với lúa. Còn ở vùng Đông Nam Bộ nhờ nước trời thì trồng đầu mùa mưa (vụ hè thu) cuối tháng 4 và giữa mùa mưa (vụ thu đông) có thời gian xuống giống từ đầu đến giữa tháng 8.

2. Chọn và làm đất

Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Đất có độ pH từ 5,8 – 6,5. Cày bừa kỹ cho đất tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,5 – 2m, rãnh rộng 30cm. Mật độ thích hợp trồng thâm canh là từ 35 – 40 cây/m2. Lượng hạt giống cần thiết từ 80 – 90 kg/ha. Lưu ý vụ hè thu không nên trồng dày quá sẽ dễ sinh sâu bệnh, năng suất thấp.

3. Cách trồng

Nếu cần xử lý đất trước khi gieo cho vùng hay bị sâu đất phá hại thì dùng dầu hôi trộn với cát rải hoặc xử lý đất trừ kiến bằng các loại thuốc được phép sử dụng trên rau. Những loại thuốc có tác dụng hạn chế sự phá hại của sâu xám lúc cây còn nhỏ. Dùng cám rang thơm trộn với thuốc (trong danh mục) để bẫy sâu.

Trộn 2kg cám với 0,5kg thuốc, rải cho 1.000m2 trước khi trời tối. Rạch hàng cách nhau 30 – 40cm, sâu 10cm rồi bón lót vôi bột 10 – 20 kg/1.000m2 + phân chuồng, phân lân. Bón xong lấp lên trên một lớp đất rồi gieo hạt và cuối cùng lấp kín hạt. Rắc đều toàn bộ lượng vôi bột trên mặt luống. Chú ý nếu đất khô thì tưới đất ẩm trước khi gieo hạt cho hạt dễ nẩy mầm và mọc đều.

4. Bón phân

Lượng phân và cách bón tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40kg N, 80kg P2O5, 70kg K2O (lượng phân thương phẩm quy ra là 87kg urê + 485kg super lân + 117kg kali) cho 1ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50kg N, 100kg P2O5, 90kg K2O (lượng phân thương phẩm quy ra là 108kg urê + 600kg super lân + 150kg kali) và 15 – 20 tấn phân chuồng cho 1ha.

Bón làm 2 lần: Lần 1 bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân (hoặc bón thêm vôi nếu đất bị phèn) + 50% phân kali và 50% phân đạm (lúc gieo hạt). Lần 2 bón thúc 50% kali và 50% phân đạm còn lại vào lúc bắt đầu hình thành quả.

Nguồn: bannhanong/Dân Việt

Bài thuốc từ giá đỗ

Giá đỗ xanh hiện được coi là rau sạch. Theo tài liệu nước ngoài, ăn giá đỗ ...

Kỹ thuật trồng cây đậu xanh - Semen Phaseoli Radiati

Cây đâu Xanh có tên khoa học là Phaseolas ayreus Roxb. Nước ta trồng nhiều đậu xanh. ...

Kỹ thuật trồng đậu xanh

Ở các tỉnh phía Bắc, trong vụ xuân tốt nhất là nên gieo trên các chân đất ...

Giới thiệu về cây đỗ xanh

Cây đậu xanh - Mungbean, Green bean có tên khoa học Vigna radiata (L) là cây đậu ...

Kỹ thuật bảo quản các loại đậu đỗ

Do vỏ hạt mỏng và dễ bị nứt, nên khi phơi cần tránh ánh nắng buổi trưa ...

Lợi ích của giá đậu

Ngày xưa ông bà ta ăn uống rất đơn giản nhưng ít bệnh tật, ngày nay con ...

Ăn giá đỗ, con mình 3 tuần tăng 1kg

Con mình thuộc dạng siêu còi nhưng nhờ bí kíp giá đỗ bé tăng cân khiến mình ...

Tác dụng làm đẹp bất ngờ từ giá đỗ

Giá đỗ có đến 4 tác dụng làm đẹp cực hiệu quả.

Kỹ thuật trồng cây đậu xanh

Do có thời gian sinh trưởng ngắn 60-70 ngày nên đậu xanh được sử dụng nhiều trong ...

Phương pháp trồng đậu xanh

Đậu xanh gieo trồng quanh năm, có 3 vụ chính ở miền Nam: Đông Xuân gieo từ ...

Kỹ thuật trồng xen canh Đậu xanh và Sắn

Đậu xanh (Viganaradata L.) là cây họ đậu được trồng lâu đời ở nước ta, là cây ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản