Cây Rau, củ, quả >> Rau Ngót - Bồ Ngót

Kỹ thuật trồng cây rau ngót

Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.

Rau ngót còn gọi là rau bồ ngót, bù ngót, mì chính
Tên khoa học: Sauropus Androgynus (L.)
Họ: Thầu dầu Euphorbyaceae.

1/ Đặc điểm sinh học
- Thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành.
- Cây cao khoảng 1,5 m, có khi lên đến 2 m.
- Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm.
- Hoa rau ngót đơn tính, hình sim; quả hình tròn giống như quả cà nhưng nhỏ hơn.
- Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều Vitamin A, C.

2/ Kỹ thuật trồng
 * Giống
- Có thể trồng cây bồ ngót từ hạt nhưng tỉ lệ nẩy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian cây cho thu hoạch lâu.
- Trồng bằng cách giâm cành:
Trên những cây bồ ngót sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 – 8 tuổi sau khi trồng), không sâu bệnh hại để chọn những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không già, không non) – cành vừa hoá nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20 cm để làm giống cho vụ sau. Bằng cách như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị trấu để làm liếp giâm cành (trấu đã được ủ hoai). Tuỳ theo kích thước vườn: chiều rộng khoảng 1 – 1.2 m; chiều cao mặt liếp khoảng 10 cm.
  + Bước 2: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).
  + Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.
  + Bước 4: Ghim cây giống lên liếp đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt liếp khoảng 45độ.
  + Bước 5: Sau khi ghim khoảng 20 – 25 ngày cây ra rễ và co thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nuớc để giữ ẩm.
 
 * Đất:
Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.

 * Thời vụ:
Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.

 * Khoảng cách trồng:
Hàng cách hàng 50 – 60 cm.
Cây cách cây 25 – 30 cm, mỗi hốc có thể trồng 2 cây.

 * Phân bón (tính cho 1.000 m2):
- Bón lót: 1,5 – 2 tấn phân chuồng hoai mục.
Super lân: 10 – 15 kg.
Kali: 3 – 4 kg.

- Bón thúc: Có thể chia làm 2 lần bón, sử dụng phân Urê khoảng 5kg/lần (1 tháng sau trồng) và lần 2 sau đó khoảng 20 – 25 ngày. Trong thời gian đó, kết hợp sử dụng thêm phân bón lá để bổ sung thêm vi lượng cho cây.
- Do cây rau ngót thu hoạch liên tục, sau mỗi lần thu hoạch có thể chỉ bón cho cây 1 lần phân và khoảng 6 tháng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. Hai năm sau trồng lại cây mới.

 * Chăm sóc:
- Vệ sinh vườn, tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh hại.
- Tưới nước 1 ngày/lần.
- Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng.

 * Phòng trừ sâu bệnh:
Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh: Sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon.

 * Thu hoạch:
- Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá.
- Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu.
- Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.

Cây rau ngót

Trồng cây rau ngót

Rau ngót không kén đất, chỗ nào cũng trồng được. Ta trồng rau ngót bằng thân, chọn ...

Cây rau ngót

Có nhiều giống rau ngót khác nhau nhưng nên chọn giống rau ngót Trung du để trồng ...

Giới thiệu cây rau ngót - bồ ngót

Theo đông y, rau ngót tính hàn, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi ...

7 bài thuốc chữa bệnh từ cây rau ngót

Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, ...

Trồng rau ngót hiệu quả

Để trồng được rau ngót cho năng suất cao, chất lượng rau tươi ngon và cho thu ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản