Thiên lý là loại cây nhỏ, thân dây mọc leo, chia làm nhiều nhánh. Hoa thơm về đêm nên còn có tên dạ lý hương. Hoa nở chủ yếu vào mùa hè nên trồng làm cảnh che bóng mát trong sân nhà và lấy hoa làm thực phẩm.
Đông y cho rằng bông thiên lý có vị ngọt, tính bình với công năng giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, giúp ngủ ngon giấc. Thường dùng làm thức ăn mát, bổ, chữa mất ngủ, giải nhiệt, độc trị đau mắt do nhiệt và giun kim. Thông thường người ta vẫn dùng bông thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…
Những bài thuốc ứng dụng từ bông thiên lý
Mất ngủ: bông thiên lý 40 g, hoa lài 15 g, tâm sen 20 g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày. Để có giấc ngủ ngon: dùng bông thiên lý nấu canh với thịt heo nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày 1 lần trong vài ngày liền. Chữa mất ngủ thường xuyên: bông thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 50 – 80 g, rửa sạch xắt nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm, dùng trong 5 – 7 ngày.
Giun kim: lấy lá hay bông thiên lý chừng 40 – 60 g nấu canh ăn hàng ngày, cần ăn trên 1 tuần sẽ khỏi. Hoặc dùng bông thiên lý 50 g, rau sam 30 g, lá đinh lăng 20 g. Sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, cần dùng trong 3 ngày liền.
Chứng lòi dom, sa dạ con: lấy 100 g lá thiên lý non và lá bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ cho vào 5 g muối ăn, thêm 50 ml nước cất lọc qua gạc sạch. Rửa lòi dom hay tử cung sa bằng nước thuốc tím loãng 1%; sau lấy bông thấm sạch tẩm nước thiên lý đắp vào chỗ dom hay dạ con, băng giữ. Ngày 1 – 2 lần, cần làm như vậy trong 5 – 6 ngày sẽ thấy co dần lại.
Đau mình, xương cốt: hàng ngày lấy bông thiên lý xào với thịt bò ăn hoặc chấm với muối mè ăn sẽ hiệu nghiệm.
Đinh nhọt: lấy lá cây thiên lý khoảng 30 – 60 g giã nát đắp vào nơi mụn nhọt ngày 1 lần, vài ngày sẽ khỏi.
Tiểu buốt, tiểu gắt, cặn trắng: lấy rễ cây thiên lý 20 – 30 g, sắc lấy nước uống, chia 2 – 3 lần/ngày, chỉ 5 – 7 ngày sẽ đỡ hẳn.
Lương y TRẦN NAM HOÀN (Hội đông y quận Tân Bình)-khoahocphothong.com.vn
Mặc dù thiên lý ít bị sâu bệnh hơn các lọai cây khác, nhưng trong mùa nắng ...
Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng ...
Có thể ươm trồng quanh năm, tuy nhiên để có trọn mùa hoa thu hoạch trong năm ...
Hoa Thiên lý được biết đến như là một loại rau trong chế biến món ăn, rau ...
Sắp đến mùa hè, đừng quên món canh hoa thiên lý, vừa mát lại có tác dụng ...
Hoa thiên lý là loại hoa khá quen thuộc với người dân Việt Nam, không chỉ là ...
Khi cây nằm trên giàn 50cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh tỏa kín ...
Hiện nay chưa có một tài liệu nào hưóng dẫn về kỹ thuật trồng cây hoa thiên ...