Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ…
Phù dung có tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae). Phù dung còn gọi là mộc liên, cự sương… là một loài thực vật cho hoa đẹp được trồng để làm cảnh.
Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15cm, mặt dưới nhiều lông hơn, năm thùy hình ba cạnh ngắn có bảy gân chính.
Hoa phù dung lớn, có hai loại: Hoa đơn (năm cánh), hoa kép (nhiều cánh), khi nở xòe to bằng cái chén, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Màu sắc của phù dung thay đổi từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí.
Lá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, hoa (thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô) và lá (thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô).
Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ…
Hoa phù dung được dùng để chữa các chứng bệnh sau:
- Chữa sưng vú:
Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều:
Hoa phù dung (loại mới nở) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.
- Chữa bỏng:
Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.
- Chữa viêm khớp:
Dùng hoa phù dung và đậu đỏ (hạt nhỏ) mỗi thứ 15 g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau.
- Chữa chắp và lẹo mắt:
Dùng hoa phù dung tươi và bạc hà tươi, mỗi thứ 3 g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2-3 lần.
- Chữa mắt sưng đau do chấn thương:
Dùng một nắm hoa phù dung và 6 g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.
- Chữa viêm kết mạc:
Lấy 9-30 g hoa phù dung sắc uống.
- Chữa cảm mạo:
Lấy 30 g hoa phù dung và 3 g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
- Chữa Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn:
Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương.
- Chữa chấn thương:
Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.
- Chữa mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé:
Dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày.
D.S Mỹ Nữ -nongnghiep.vn
Hiện nay, ở Việt Nam lan huệ được trồng khá phổ biến và phân biệt chủ yếu ...
Hoa oải hương không chỉ dùng cho món ăn ngọt mà nó còn được dùng như một ...
Theo y học cổ truyền cả cây thơm ổi đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ cây ...
Ở Việt Nam gặp nhiều nhất ở tại các tỉnh gần biển, nhưng khắp nơi đều trồng ...
Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý đừng cho quá nhiều đất và ém chặt, vì ...
Oải hương là cây chịu nắng và chịu hạn cao, không ưa ẩm. Khí hậu quá ẩm ...
Cây tường vi thường thu hút sự quan tâm của mọi người bởi những chùm hoa bền, ...