Cây khoai lang được trồng phổ biến tại nhiều nước với mục đích chính là lấy củ thay gạo để cung cấp nguồn lương thực cho con người.
Cây khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas thuộc họ Bìm Bìm Convolvulaceae, ngoài cho củ, khoai lang có lá non và thân lá dùng như loại rau sạch rất tốt cho sức khỏe.
1. Mô tả cây khoai lang
Khoai lang là loại cỏ sống lâu năm với thân bò dài 2-3 mét, lá cây khoai lang có nhiều hình dạng thường có hình tim xẻ 3 thùy, cuống lá dài, hoa màu tím nhạt hay màu trắng. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím.
2. Cách trồng và nhân giống cây khoai lang
Tùy thuộc vào giống khoai lang mà có nhiệt độ trồng cây thích hợp, có thể trồng khoai lang ở vùng nhiệt đới hay ôn đới, đất trồng khoai phải tơi xốp và thoát nước tốt, khi trồng thường vun đất thành luống cao 10-20 cm, bón phân hữu cơ và phân vô cơ đầy đủ thì củ khoai lang mau to, lá xanh tốt, cho nhiều đọt rau non.
Nhân giống cây khoai lang từ việc giâm cành già có 3-4 mắt lá, cây khoai lang rất dễ trồng và nhanh phát triển thân nhánh có thể lấn át cả cỏ dại.
3. Thành phần hóa học của cây khoai lang
Củ khoai lang chứa 24,6% tinh bột, 4,17 % glucoza, khi củ còn tươi có 1,3 protein, 0,1% chất béo, tro có Mn, Cu, Vitamin A,B,C, và 4,24% tanin, 1,375 pentozan.
Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.
Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
4. Lợi ích của khoai lang
Ngoài lợi ích và công dụng thực phẩm, làm nguyên liệu chế biến tinh bột thì cây khoai lang còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Nước sắc lá khoai lang có tác dụng nhuận trường rất rỏ rệt mà không không gây đau bụng khó chịu, hay ăn cả lá với liều lượng 60-100gam lá tươi, 30-40 gam lá khô, hay ăn củ nấu chín.
Tại một số nước người ta dùng củ khoai lang gọt sạch, bỏ vỏ, nghiền nát vắt lấy nước, dùng cho người bệnh táo bón hay trĩ, uống lúc đói bụng trước ba bữa ăn khoảng ½ cốc nước vắt to.
Khoai lang là thức ăn kiềm tính, nên giúp ích đảm bảo cân bằng kiềm toan của máu. Trong khoai lang chứa nhiều mucin, polysaccharid, chúng đảm bảo tính đàn hồi lòng mạch, dự phòng phát sinh xơ vữa động mạch, còn đảm bảo “bôi trơn” đường hô hấp, đường tiêu hóa, ổ khớp. Ngoài ra, khoai lang chứa loại xơ bám hút nhiều nước trong ruột, có ích cho việc phòng trị táo bón, giảm phát sinh ung thư ruột.
Khoai lang chứa calo rất thấp, thấp hơn nhiều so với cơm, cho nên, sau khi ăn sẽ không gây béo phì, trái lại có tác dụng giảm béo phì. Khoai lang còn chứa một chất giống estrogen, đối với việc bảo dưỡng làn da, trì hoãn lão hóa có một tác dụng nhất định. Do vậy, rất nhiều bạn gái dùng khoai lang như món ăn dưỡng nhan làm đẹp.
Món rau lang xào hay luộc được xem như món rau sạch lành mạnh và là món rau đặc sản của đô thị ngày nay.
Nguồn tổng hợp
Bệnh nhân tiểu đường thường ngại ăn khoai lang vì sợ tăng chỉ số đường huyết. Song ...
Bảo quản khoai lang trong hầm bán lộ thiên và bảo quản bằng cách ủ cát khô ...
Rau lang là món ăn dân dã không chỉ xuất hiện trong các bữa cơm gia đình ...
Khoai lang là một loại củ rất phổ biến và gần gũi với người Việt Nam. Thành ...
Giống khoai lang có chất lượng, sản lượng cao; thân to mập, ít phân cành và có ...
Khoai mỡ hay khoai ngọt là loại cây ăn củ dễ trồng, có thể trồng hầu hết ...
Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Tím Hiệu Quả Cao, để đạt 30 tấn củ/ha thì cây khoai ...
Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, ...