Hiện nay đang rộ lên phong trào trồng cây ăn trái tại nhà, hôm nay lamnong.net xin hướng dẫn bạn cách trồng dưa lưới trong thùng xốp ra trái to.
Dưa lưới thuộc họ bầu bí, quả dưa này hình tròn hoặc dài, da màu xanh, khi chín thì ngả vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên mới được gọi là dưa lưới. Thịt quả dưa lưới màu vàng da cam hoặc nghiêng vàng đỏ như đu đủ trông rất hấp dẫn và giàu caroten, ăn giòn, mát và thơm ngọt, hàm lượng đường cao.
Giá trị dinh dưỡng của dưa lưới: Được lớp vỏ dày bảo vệ nên trái luôn mọng nước (88%), hàm lượng potassium (300 mg/100g) đáng kể nên dưa lưới có tính năng thanh lọc, lợi niệu, chất xơ (1g/100g) giúp nhuận trường, ít calori (48 Kcal), beta caroten và vitamin C. Theo kết quả phân tích định lượng các chất khoáng và vitamin thì cứ 100g dưa lưới có chứa: Acid Folic (21 μg), Nianci (0.734 mg), beta-carotene (2020 μg), Magiê (12 mg), sắt (0,21 mg), canxi (9mg), Vitamin C (36,7 mg), vitamin A (169 μg), năng lượng (34 kcal). Vì vậy đây là cây có giá trị dinh dưỡng cao với con người.
Cách trồng dưa lưới đơn giản trong chậu.
Kỹ thuật trồng dưa lưới:
Thời vụ: Trồng theo hai vụ: vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch tháng 4-5. Vụ Thu Đông: Trồng từ 8- 9, thu tháng 11-12.
Gieo hạt: Gieo vào bầu 1hạt/ 1 bầu. Thời gian ươm khoảng 7-10 ngày ( vụ thu đông), 15 ngày đối với vụ Xuân- khi cây được 1-2 lá thật có thể trồng.
Chọn chậu, thùng xốp: Dưa lưới hoàn toàn có thể trồng trên chậu vuông 36×36 cm, 1 chậu có thể trồng một cây dưa lưới. bạn cũng có thể sử dụng thùng xốp để trồng. Với những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 – 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
Cách chăm sóc dưa lưới:
Tưới nước: Thường xuyên tưới ẩm cho cây. Đặc biệt từ khi ra hoa đến khi quả được 15 ngày cần tưới ẩm cho cây để quả phát triển. Sau 20 ngày khi quả bắt đầu nổi gân lưới chỉ tưới đủ ẩm cần hạn chế tưới nước để tránh nứt quả.
Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Thay vì đóng cọc, gia đình có thể lấy dây ni-long buộc nhẹ vào giàn lưới.
Bón phân: Sử dụng phân bón Dynamic an toàn cho cây và là sản phẩm hữu cơ an toàn cho người sử dụng sản phẩm. Cách bón:
Bón lót 50g/ chậu trước khi trồng.
Bón thúc sau khi cây lên 6- 8 lá, 50g/ chậu.
Bón thúc sau đậu quả, 50 g/ chậu.
Bón thúc sau khia quả bắt đầu hình thành vân lưới, 50 g/ chậu.
Tỉa dây: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đén lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh mọc dài ra, ta bấm ngọn của nhánh đó chỉ để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái.
Thụ phấn cho hoa và tỉa trái: vặt bỏ bằng tay toàn bộ các nhánh phụ và hoa từ lá gốc đến lá thứ 10. Để các hoa cái từ lá thứ 10 và thụ phấn các hoa cái từ lách lá thứ 10 đến 13 (thường thụ phấn 3-4 quả). Sau khi đậu quả ổn định, chọn 1 quả có hình thái đẹp nhất, phát triển tốt nhất để lại và cắt bỏ các quả còn lại . Các quả cần được treo trên dây vững chắc tránh làm đứt và tụt dây. Với các gia đình trồng trên cao nên cho cây bò ngang để giảm chiều cao tránh gió bão.
Bênh và phòng bênh: Dưa lưới thường mắc những bệnh như dòi đục lá, sâu ăn tạo, rầy mềm, để phòng bệnh bạn nên bón vôi cho dưa ngay khi trồng.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi trồng dưa lưới, để có thể ra trái và trái to tại nhà.
Chúc bạn thành công
Dưa lê là một trong những loại trái cây phổ biến ở các nước nhiệt đới. Dưa ...
Khi cây dưa vươn cao 30-35cm thì cắm cọc làm giàn hình chữ A, cố gắng làm ...
Dưa lưới ở đây được trồng trong các nhà màng, kiểu nhà trồng cây công nghệ Israel, ...
Dưa Vân lưới thuộc nhóm dưa lê thơm, là dưa ưu thế lai F1 do Công ty ...
Dưa lê có đặc tính trái nằm trên dây chèo, muốn trái to, mỗi dây để một ...
Các loại phân hữu cơ chế biến từ rong biển hoặc nhũ tương cá rất tốt cho dưa