Cây ăn quả >> Cây Mãng Cầu

Yêu cầu kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm là trái đăc trưng ở miền nam có giá trị dinh dưỡng cao. Vì thế được mọi người ưa chuộng vậy trồng mãng cầu xiêm có khó? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm tỉ mỉ.

Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua, có tính giải khát, bổ. Quả xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu. Người ta thường dùng quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường dùng xay sinh tố để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Quả xanh phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét. Ngày nay người ta dùng mãng cầu xiêm làm thức ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp.

Mãng cầu xiêm ưa nóng vì thế được trồng ở miền nam việt nam chúng được ưa chuộng dùng làm các loại sinh tố và chữa bệnh rất hiệu quả.

Điều kiện trồng mãng cầu xiêm: Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát, các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt. Mãng cầu xiêm có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng nó thích hợp trồng trên đất có tầng mùn hữu cơ dày, tơi xốp, thoát nước tốt. Đất có độ pH từ 5,6 – 6,5.

Nhân giống mãng cầu: Mãng cầu xiêm thường nhân giống bằng hạt, song nó cũng có thể trồng bằng cây đã lớn được bứng lên cẩn thận, bằng chiết cành, ghép mắt và ghép cành. Có thể gieo hạt trong các bầu hay trên líp đất có hơi pha cát. Gieo hạt sâu chừng 1cm và cách nhau 2 – 2,5cm. Che nắng cho hạt và tưới giữ ẩm thường xuyên.

Cách trồng:
Đào hố rộng 30 – 50cm, sâu 30 – 50cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với kích thước của bầu để không ép rễ cây con. Lấp trở lại lớp đất mặt khi đặt cây con và tưới nước ẩm ngay. Cây mãng cầu xiêm nên trồng với khoảng cách 3 – 4m, trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng.

Chăm sóc mãng cầu xiêm:  Để đảm bảo cây phát triển tốt, sau khi trồng bón thúc 2 năm đầu, mỗi năm bón 15kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục + 0,5kg NPK 16-16-8. Nếu dùng phân đơn thì bón khoảng 200g urea + 0,5kg super lân + 100g Kcl cho mỗi cây. Có thể tưới gốc bằng HVP 6-6-4 K-HUMAT hoặc Hum-K + Geniss + Phân bón lá Thiên Hải Ngọc để kích thích ra rễ mạnh.

Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm bón 15kg phân chuồng hoai + 300g phân urea + 1kg super lân + 200g kali cho mỗi cây, kết hợp tưới gốc bằng HVP 6- 6- 4 K- HUMAT hoặc Hum-K + Geniss + Phân bón lá để kích thích ra rễ và giúp cây hấp thu dinh dưỡng dưỡng mạnh hơn. Nên chia bón làm nhiều lần khi mang trái và đang thu hoạch. Có thể bón trực tiếp nếu bón theo kiểu rạch hàng quanh đường kính chiếu của tán cây thì ta nên chia làm 2 lần bón khi cây bắc đầu nuôi trái và đến khi ở cuối vụ thu hoạch, bón xong lấp đất và tưới nước cho phân hấp thu vào đất. Quá trình cây trưởng thành có thể sử dụng thêm các phân bón lá để giúp ra hoa, đậu trái tốt.

Chúc bà con thành công!

Trái mãng cầu thơm ngon bổ dưỡng

Mãng cầu xiêm có công dụng kháng khuẩn gây mầm bệnh và nấm gây bệnh. Rễ cây ...

Phương pháp cho mãng cầu ra hoa rải vụ

Cho mãng cầu ra hoa rải vụ bằng phương pháp bấm nhánh

Muốn mãng cầu xiêm có nhiều trái

Khác với hoa của nhiều loại cây ăn trái, nhị cái của hoa mãng cầu xiêm lại ...

Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

Cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản