Cây ăn quả >> Cây Phật Thủ

Cách chăm sóc phật thủ kịp ra trái chơi tết

Trong những năm gần đây phật thủ được nhiều người ưa chuộng đặc biệt vào dịp tết bởi chúng được quan niệm mang lại may mắn và được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ.

Cách chăm sóc phật thủ kịp ra trái chơi tếtVì quan niệm đó, nhiều người mua phật thủ về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành, khiến loại quả này khá được ưa chuộng.

Phật thủ có ăn được không?


Câu hỏi được nhiều người đặt ra, để trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần biết Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Do đó, quả Phật thủ không thể ăn trực tiếp được. Tuy nhiên, nó có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng cũng như các bài thuốc quý. Nếu như vỏ cam, chanh hay quýt có thể sử dụng làm Siro phật thủ trị ho, viêm họng thì quả phật thủ cũng có công dụng y như vậy.

Phật thủ trồng ở đâu?

Nơi phật thủ được trồng nhiều và đẹp nhất là xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Ngoài ra, phật thủ cũng đang được trồng tại nhiều vùng trên cả nước như: Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn…

Cách trồng phật thủ:


Cây phật thủ rất khó tính nên trồng khá phức tạp, đòi hỏi cần nhiều thời gian chăm sóc nuôi dưỡng. Chính vì vậy giá trị kinh tế của phật thủ mang lại rất cao.

Cây phật thủ khi mua về trồng giâm cành. Về khoảng cách trồng, người trồng nên để hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Sau khi cây phật thủ trồng được lên 1 đợt lộc, khi cứng lộc thì người trồng mới được bón nhẹ. Tuy nhiên, người trồng nên lưu ý tuyệt đối không được bón vào gốc, bón xa gốc để rễ phải ăn với. Trồng giâm cành có thể trồng theo 2 cách là trồng trên đất hoặc trồng trong chậu.

Sau khi cây phật thủ được 4 đến 5 tháng tuổi, cây cao khoảng 1m thì người trồng nên đánh chuyển trồng chính thức. Lúc này, để hàng cách hàng 4m, cây cách cây 3m. Sau khi trồng như vậy, cây ra 1 đợt lộc  thì người trồng nên đợi khi cứng lộc mới được bón.

Chăm sóc phật thủ: Trong quá trình chăm sóc cây phật thủ,đối với cả hai cách trồng trên, người trồng nên phun thuốc bảo vệ sâu bệnh như thuốc comite hoặc detect giúp trị bệnh nhện đỏ, thuốc tập kỳ trị bệnh sâu vẽ bùa, thuốc sufation trị bệnh dệp hay thuốc gi-đô-min hoặc thuốc man xanh trị bệnh nấm. Riêng đối với loại cây ghép, người trồng có thể khi kích ra hoa, người trồng nên dùng loại thuốc kích phát tố ra hoa Thiên Nông.

Phật thủ là loài cây mang lại giá trị cao, một cây phật thủ ra trái được trưng trong nhà vào ngày tết sẽ mang lại nhiều phước lộc cho gia chủ.

Chúc bạn thành công!

Nhân giống và phòng trừ sâu bệnh cây Phật thủ

Cây Phật thủ được nhân giống chủ yếu bằng 2 cách : ghép dựa và chiết cành

Cây Phật thủ

Phật thủ vị cay , đắng và chua, tính ôn, vào 2 kinh phế và tỳ. Có ...

Chăm sóc cây Phật thủ

Cây Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản