Hoa Cây cảnh >> Cây Mai

Cây mai vàng bonsai và nguyên tắc tưới nước

Cây mai vàng bonsai là 1 trong những cây bonsai hết sức được ưa chuộng và có phần còn được xem như là vô cùng quý giá. Cách tưới nước cho cây mai vàng bonsai tưởng chừng như đơn giản nhưng hoàn toàn phải dựa trên những cơ sở khoa học nhất định.

Cây mai vàng bonsai và nguyên tắc tưới nướcCây mai vàng bonsai không thích hợp trồng với điều kiện chật hẹp nên khi trồng tốt nhất bạn nên chọn loại chậu có

chiều sâu và đầu rễ phải cách thành chậu ít nhất là 20 phân. Sau 4,5 năm khi cây phát triển tốt rồi thì bạn có thể chuyển cây sang chậu cạn hơn cũng được. Chậu trồng bạn cũng cần chú ý phải kê cao khỏi mặt đất ít nhất là 20 phân để tránh không cho côn trùng xâm nhập vào qua lỗ thoát nước.

Nước dùng để tưới cho mai vàng tuyệt đối phải là nước không phèn, không mặn, độ pH trong nước trung bình 6,5 là tốt nhất, nếu như tưới nước máy thì cần phải chứa trong bồn sau 24h để cho bay hết Clo có trong nước máy rồi mới đem tưới cho cây; nước giếng cũng cần phải hết sức chú ý đến độ phèn, mặn, tốt nhất là nên tưới nước ngọt dưới sông mang nhiều phù sa của vùng nước ngọt ở đồng bằng sông cửu long.

Thời gian tốt nhất để tưới nước vào lúc 7- 8 giờ sáng, khi tưới hãy tưới lên cả bộ lá của cây để rửa đi sương muối (nếu có) hoặc các tạp chất khác mà ban đêm vẫn còn đọng lại trên cây và cho mát cây. Buổi chiều tưới từ khoảng 4- 5 giờ, tuyệt đối không nên tưới vào giữa trưa và sau 6 giờ tối. Ngay cả mùa mưa cũng vẫn cần phải tưới cây bởi lá cây dày có thể cản phần lớn nước mưa rơi xuống đất trồng, nên bạn cần phải thường xuyên quan sát chậu mai để kịp thời đáp ứng nhu cầu đủ ẩm cho chúng.

Trong mưa thường có nồng độ axit nên sau khi mưa các bạn cũng nên phun bằng nước sông lên trên bộ lá cây mai vàng để phòng các bệnh thối lá non, hay bệnh rỉ sắt do nước mưa gây ra, tưới cho ướt đều bộ lá và thân cây cũng sẽ phần nào hạn chế được sự hút nhựa lá non của nhện đỏ…

Từ khoảng tháng 10 âm lịch trở đi, bạn nên giảm phun nước lên bộ lá và thân của cây mai vàng vì tưới như thế sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển của nụ hoa.

Từ  khoảngg tháng 11 âm lịch trở đi, bạn nên chú ý giảm bớt lượng nước tưới dưới gốc, hãy dùng mụn dừa phủ lên trên bề mặt chậu 1 lớp mỏng chừng khoảng 5 phân để giữ ẩm, việc hạn chế lượng nước tưới là để giúp cho lá mai mau già góp phần hạn chế các nhu cầu dưỡng chất của lá để cây tập trung nuôi bộ nụ hoa, mặt khác việc hạn chế lượng nước tưới trong thời kỳ này còn giúp cho những nụ to phát triển chậm lại được đôi chút, còn nụ nhỏ thì sẽ có điều kiện phát triển nhanh lên để có thể có sự trổ hoa đồng loạt hơn hoặc nối tiếp sát nhau.

Khi tưới nước cho mai phải lưu ýphải tưới nhẹ nhàng, chầm chậm tưới từ trên ngọn cây xuống gốc vời tia nước nhỏ nhằm giúp nước tưới được tới lớp đất cuối cùng của chậu.

Tưới nhiều nước không hề tốt, lượng nước thừa ở trong đất nếu không thoát được có thể gây thối rễ và tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều các loại sâu bệnh và các loại nấm mốc sinh sản và phát triển trong bộ rễ cây mai.

Diệt trừ bù lạch - bọ trĩ hại cây mai

Bù lạch hay còn gọi là bọ trĩ có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra ...

Kỹ thuật trồng cây mai vàng (Phần 2)

Với phần 1 của Kỹ thuật trồng cây mai vàng các bạn đã nắm được một số ...

Kỹ thuật trồng cây mai vàng (Phần 1)

Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, ...

Hướng dẫn cách trồng mai bonsai

Chơi mai bonsai là một thú vui đã ăn vào máu thịt của người dân Việt Nam. ...

4 điều cần chú ý khi bứng cây mai ...

Cây mai vàng một trong những loại hoa đặc trưng của người miền nam mỗi dịp tết ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai

Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là ...

Hoa mai trắng chữa đau khớp

Theo Đông y, hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng ...

Kinh nghiệm giữ mai đẹp lâu trong ngày Tết

Kỹ thuật này đã được đăng ký thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Vì ...

Trồng và chăm sóc cây mai trắng miền Bắc

Trồng mai trắng miền Bắc nên trồng ở nơi nhiều nắng, tránh tưới quá ẩm. Nên tưới ...

Những điều cần chăm sóc cho cây mai năm nhuận

Năm nay là năm nhuận - 2 tháng 9 âm lịch. Đối với một số nhà Vườn ...

Quy trình thay phân cho cây Mai

Đến tháng 3 hoặc tháng 4 tùy thời tiết nếu còn hạn hán, ít mưa hoặc chưa ...

Kỹ thuật chăm sóc mai chiếu thủy

Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để ...

Kỹ thuật trồng cây mai kiểng

Điều quan trọng nhất với mai kiểng là dáng cây và việc ra hoa đúng kỳ. Cành ...

Kích nụ cho cây Mai

Vào tháng 6- tháng 7 âm lịch, tùy thời tiết : mưa nhiều, mát cây sẽ vào ...

Chăm sóc cây mai ghép

Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để ...

Kinh nghiệm ghép mai

Có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt ...

Cách gieo ươm và chăm sóc mai tứ qúy

Mai tứ quí là cây lâu niên, trồng càng già càng lâu, càng cỗi mới càng đẹp ...

Kỹ thuật mai chiếu thuỷ ra hoa

Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thường ra hoa vào mùa khô và nở rải ...

Để mai vàng ra hoa đúng ngày

Các cây thích ngày dài sẽ trổ bông khi đêm dần ngắn lại, các loài thích đêm ...

Cho mai ra hoa đúng Tết năm nhuận

Trồng cây mai nhất định là Tết phải có hoa, vì cây mai mỗi năm chỉ ra ...

Kinh nghiệm ghép mai

Có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản