Hoa Cây cảnh >> Bonsai

Cây bonsai cổ thụ và những tiêu chí đánh giá

Cây bonsai cổ thụ được xem như đỉnh cao của nghệ thuật bonsai. Là một loại hình nghệ thuật, một thú chơi, cây bonsai cổ thụ cũng có những tiêu chí nhất định để người chơi thẩm định, đánh giá nó.

Bonsai cổ thụ và những tiêu chí đánh giá bonsaiCây Bonsai cổ thụ cũng giống như một cây hoang dã trong tự nhiên đã sống lâu năm: dáng đứng phải liêu xiêu, thân cây lại bị nhiều thương tật từ gốc cho đến ngọn do phải chống chọi với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt gây ra triền miên từ năm này sang năm khác.

Đặc trưng của cây bonsai cổ thụ là có phần rễ cây mọc lồi hẳn lên khỏi bề mặt đất cùng với nhiều u nần sần sùi, bò ngoằn ngoèo ra nhiều hướng như đang cố tìm kiếm 1 điểm tựa vững chắc để giữ thế đứng sắp xiêu đổ của cây già.

Gốc cây thường phình to với những đường rạn nứt chằng chịt.

Cây đã được gọi là cổ thụ thì thân cây tuyệt đối không thể thẳng thắn, không suôn đuột, vỏ không thể trơn láng như cây còn non, mà phải nổi lên những u nần, những hang hốc lồi lõm. Vỏ cây do bị rám nắng chịu mưa gió lâu năm, do bị khô nhựa nên sẽ trở nên sạm màu nứt nẻ và nhăn nhún. Có nơi vỏ cây dọc thân hay dọc cành bị toác ra từng miếng lớn, hoặc bị “xé” toạc từng mảng dài… những thứ thương tật này chúng ta thường chỉ thấy ở nhiều cây sống lâu năm nơi hoang dã, do thời tiết và khí hậu khắc nghiệt tạo nên chính vì thế nó cũng là những đặc trưng cần có khi tạo hình cho cây bonsai cổ thụ.

Thân cây cần hằn sâu những hốc lõm, nhiều nơi còn có thể có những mảng vỏ bị toạc ra phơi bày lõi gỗ bên trong trắng hếu. Đó sẽ là chứng tích của sự tàn phá khốc liệt của nắng mưa, gió bão.

Nhiều cành cây gần như trơ trụi với tán lá xơ xác. Thậm chí có những cành còn bị gãy ngang còn trơ lại những mảnh lõi cây nhọn.

Muốn tạo được phần thân của cây Bonsai ra dáng cổ thụ ta cần phải tạo những u nần, hang hốc, tạo lớp vỏ sần sùi, và một vài chỗ vỏ bị toác ra theo từng mảng ngắn, dài khác nhau. Cách tạo những thương tích này trên thân cây xưa nay gần như mỗi nghệ nhân lại sẽ có những kinh nghiệm riêng.

Về nghệ thuật lão hóa Bonsai của Nhật Bản, có thể nhắc đến nghệ thuật tạo JINS và SHARIS. Trong tiếng Nhật Jins có nghĩa là Đấng Toàn Năng, nhưng trong Bonsai lai dùng để mô tả một cành cây chết đã bị bóc hết vỏ, còn trơ trụi phần lõi gỗ bên trong cũng như bị sạm màu qua năm tháng. Còn Sharis là để tạo ra những mảng vỏ ờ thân hoặc ở cành bị toác ra, cũng phơi trần phần lõi gỗ bên trong, và cũng đã ngã màu theo năm tháng. Jins và Sharis góp phần tạo nên những thương tật cho Bonsai, giống hệt như các cây cổ thụ hoang dã ở bên ngoài bị tật bệnh hoặc khí hậu và thời tiết khắc nghiệt tác hại lâu ngày mà nên.

Những điều cần chú ý khi tạo dáng cho ...

Bonsai ta có thể hiểu là nghệ thuật chơi cây cảnh, sử dụng cây cảnh để tượng ...

Cần thăng Bonsai bộ sưu tập cho những người ...

Cần thăng Bonsai là một loại cây không thể thiếu trong bộ sưu tập của những người ...

Cách bố trí các khối trong tán lá cây bonsai

Cây bonsai hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có ý nghĩa trong phong thủy ...

Cách chăm sóc bonsai tại nhà

Những cây cảnh độc đáo, đẹp và một cái gì đó để được ấp ủ trong một ...

Cách tạo thế cây tùng bonsai của nghệ nhân ...

Cây tùng bonsai rất được ưa chuộng ở Nhật bởi vể đẹp của nó cũng như việc ...

Cây bonsai dáng trực Việt Nam

Cây bonsai dáng trực được coi là biểu trưng cho khí phách của những người quân tử-ngay ...

Bonsai dáng văn nhân

Thân cây khúc khuỷu, càng về phía ngọn thì càng khúc khuỷu gấp hơn, lá thưa thớt ...

Cây bonsai dáng huyền

Cây bonsai dáng huyền cũng là một trong những dáng cây cơ bản trong nghệ thuật cây ...

Đặc trưng của nghệ thuật cây cảnh bonsai Trung Quốc

Cây cảnh bonsai Trung Quốc cũng gây được tiếng vang khá lớn trong cộng đồng người chơi ...

Cây thế bonsai và những quy tắc cơ bản ...

Với bài viết này các bạn hãy cùng tìm hiểu những quy tắc trong việc chọn chậu ...

Nguyên tắc chọn chậu cho cây kiểng bonsai

Cây kiểng bonsai không chỉ mang tính chất trang trí nhà cửa mà còn là nghệ thuật, ...

Cây thế bonsai và những quy tắc cơ bản ...

Thú chơi cây thế bonsai ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Trong thú ...

Thân cây bonsai và những quy tắc cơ bản

Thân cây bonsai cũng góp phần vô cùng quan trọng đến tính thẩm mỹ của cây. Để ...

Nghệ thuật trồng và chăm sóc Bonsai siêu mini ...

Gần đây, trong giới chơi cây đang rộ lên phong trào trồng là bonsai siêu mini để ...

Cách uốn cây bonsai (Phần 2)

Tiếp nối phần 1 của Cách uốn cây bonsai mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi ...

Cách uốn cây bonsai (Phần 1)

Uốn cây bonsai là bước mà không một người chơi bonsai nào có thể bỏ qua. Việc ...

Những điều chú ý cho cho người không chuyên ...

Bonsai là nghệ thuật tạo dáng cây cảnh, vậy liệu với những người không chuyên có được ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sam núi

Cây Sam Núi là loại cây sử dụng làm bonsai rất đẹp. Đây cũng là loại cây ...

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây bonsai mini

Bonsai mini cũng như cây hoa rất dễ trồng tuy nhiên để giữ chúng mới là vấn ...

Kinh nghiệm cắt tỉa Bonsai Nhật Bản

Bonsai Nhật Bản, quê hương của cây Bonsai đẹp nhất thế giới, là một nơi để đến ...

Cách chăm sóc cây bonsai trồng trong nhà

Cây bonsai trồng trong nhà có những đặc điểm đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc ...

Cây bonsai thác đổ và cách chăm sóc cho ...

Cây bonsai thác đổ hay còn gọi là dáng huyền thường cần thời gian lâu hơn so ...

Cách tạo dựng cây bonsai ôm đá

Cây bonsai ôm đá là một dạng, một phong cách trong nghệ thuật bonsai khá phổ biến ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản