Cây ăn trái >> Cây bòn bon

Cây Bòn bon cũng là cây thuốc

Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ăn Loòng boong, một loại trái cây khá ngon, có vị chua ngọt, đã từng được dùng làm lễ vật tiến Vua ngày xưa. Nhưng còn tác dụng làm thuốc của cây này thì các nhà khoa học ở nước ta chưa có ai quan tâm.

Cây bòn bon cũng là cây thuốcTrái Loòng boong (còn gọi là Boòng boong), hoặc Bòn bon, Lòn bon,… và hai tên nữa do Vua nhà Nguyễn ban cho là trái “ Nam Trân” ( trái quý ở phương Nam) và trái “ Trung quân”. Tương truyền rằng trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái Bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân sĩ phò chúa mới cầm cự được. Để ghi công cho cây này nhà Vua đã khắc chạm hình trái Bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì của Cửu Đỉnh ở sân Thế Miếu trong Hoàng thành Huế. Đến thời kỳ kháng chiến, quân và dân ta ở vùng rừng núi Quảng Nam vẫn thường ăn Loòng boong thay cơm mà không bị xót dạ khi đói. Vì thế mà có câu “ Đói lòng ăn trái Loòng boong”.

Bòn bon đang vào mùa ở xã Tiên Châu huyện Tiên Phước

Cũng có người gọi cây này là “ Dâu da đất”, nhưng không phải là cây Giâu gia đất ( Baccaurearamiflora Lour.) thuộc họ Thầu dầu ( Euphorbiaceae).

Cây Loòng boong có tên khoa học là Lausium domestium Corr., thuộc họ Xoan ( Meliaceae). Đây là cây gỗ 15- 20m. Lá kép hình lông chim lẻ, 3-7 lá chét cứng, dài 8- 13cm, gân phụ 12- 14 cặp, cuống phụ dài khoảng 1cm.Cụm hoa hình chùy ở ngọn nhánh, mang nhiều hoa lưỡng tính, màu vàng nhạt, 5 lá đài nhỏ, không lông. Nhị 6- 8, bầu 5 ô, quả tròn, màu vàng nhạt, thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng, áo hạt trong và ngọt. Mùa hoa tháng 3, quả chín từ tháng 5 đến tháng 10.

Cội nguồn của cây Loòng boong ở Malaysia, nhưng nó được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Nam Á và khắp vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây này mọc hoang và cũng được trồng nhiều ở Quảng Nam, Đà Nẳng trở vào. Ba huyện Tiên Phước, Đại Lộc, Quế Sơn vẫn nổi tiếng là nơi có trái Bòn bon ngon và ngọt. Trên thị trường nước ta còn có loại Loòng boong của Thái Lan, trái to hơn và ngọt hơn.

Những chùm bòn bon chín mọng vừa hái xuống ở xã Tiên Châu huyện Tiên Phước

Ngoài ý nghĩa là một cây ăn trái, Loòng boong còn là cây làm thuốc. Theo tài liệu nước ngoài, từ vỏ cây đã chiết xuất được chất triterpenoid lansiolid, có tác dụng chống ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Tác dụng này đã được thử trong ống nghiệm với Plasmodium falciparum, và trên chuột nhiễm Plasmodium berghei.

Từ lá Loòng boong người ta đã chiết tách được một cycloartanoid triterpen mới ( 3-oxo-24-cycloarten-21-oic acid), có tác dụng ức chế bệnh u da.

Vỏ quả Loòng boong chứa acid lansinic, một chất dầu bay hơi và một chất nhựa màu nâu ( 3,5%).

Ở Java, người ta dùng vỏ quả này làm hương ( nhang) để thờ cúng.

Lớp áo hạt Loòng boong có vị chua ngọt, chứa vitamin C, ăn mát, dùng giải khát và có tác dụng lợi tiểu. Hạt chứa alkaloid và chất nhựa. Lần đầu tiên người ta đã chiết tách được từ hạt chất seco-dukunoid F, một tetranortriterpenoid mới.

Những thông tin trên đây sẽ giúp các nhà khoa học tìm hướng nghiên cứu từ nguồn tài nguyên thực vật dùng làm thuốc ở nước ta.TSKH.Trần Công Chánh - Theo Thuốc & Sức Khỏe

Bảo quản quả loòng bong bằng dung dịch Anôlít

Tại huyện Tiên Phước - Quảng Nam, trái cây loòng bong một đặc sản nổi tiếng của ...

Kỹ thuật trồng cây bòn bon năng suất cao

Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ...

Kỹ thuật trồng, bón phân và nhân giống cho ...

Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh. Vùng trồng bòn bon phải có nhiệt ...

Kỹ thuật trồng cây Bòn bon cho sai quả, ...

Bòn bon là một loại cây ăn quả thuộc họ dâu đất, kết chùm ở thân và ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản