Cây Nhót thuộc loại cây bụi, có cành trườn, có thể dài đến 7 m, thường có gai. Hoa, rễ và lá có thể dùng làm thuốc. Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn non và khi quả càng già lớp vảy càng mỏng, dễ bong khi bị chà xát.
Nhót, danh pháp khoa học hai phần: Elaeagnus latifolia, là loài thực vật thuộc họ Nhót ( Elaeagnaceae ). Cây Nhót còn có các tên gọi khác như : Hồ đồi tử, Bồ đồi tử, Lư đô tử, Bán hàm xuân, Hoàng bà nãi (Bản Thảo Cương Mục), Tước nhi tô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải), lô đô tử, dã tỳ bà, thanh minh tử, co lót ( dân tộc Thái ). Cây này được trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Quả Nhót có thể ăn hoặc dùng để nấu canh chua. Ngoài ra cây nhót còn có rất nhiều tác dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây Nhót thuộc loại cây bụi, có cành trườn, có thể dài đến 7 m, thường có gai. Hoa, rễ và lá có thể dùng làm thuốc. Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn non và khi quả càng già lớp vảy càng mỏng, dễ bong khi bị chà xát.
Quả nhót có hình bầu dục, ngoài mặt có nhiều vảy, tiếp đến là lớp thịt, phía trong cùng có một hạch cứng (còn gọi là hạt), khi chín quả có màu đỏ trông rất bắt mắt.
Nhót có thể ăn được cả khi xanh và khi chín; Tại miền Bắc nước ta, Nhót thường được khai thác nhiều khi còn xanh để ăn trực tiếp kèm rau Bắp cải, lá Tỏi tươi, Gừng, rau Mùi và chấm loại gia vị được làm từ Muối tinh, ớt bột, mì chính, đường cát. Ngoài ra cũng có thể trộn cùng một số loại gia vị khác làm thành nộm, gỏi cá...
Có 2 loại Nhót cho 2 loại quả chua và ngọt; nhưng hầu hết Nhót đều có đặc tính là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín đỏ. Khi ăn phải chú ý rửa sạch, hoặc lau chùi sạch phần vảy bên ngoài nếu không rất dễ bị viêm họng do vảy nhót bám vào.
Tác dụng trong y học
Trong Trung dược, Nhót có tên là "Hồ đồi". Theo Trung y:
- Quả Nhót: Vị chua, chát, tính bình. Có tác dụng thu liễm, trừ ho suyễn (chỉ khái bình suyễn), chống chảy máu (chỉ huyết). Dùng chữa tiêu hoá kém (tiêu hoá bất lương), lị, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét (trĩ sang). Liều dùng: 9 - 15g.
- Lá Nhót: Vị chua, tính bình, vô độc. Dùng chữa các chứng phế hư khí đoản, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt… Liều dùng: 9 - 15g khô (20 - 30g tươi).
- Chữa tiêu chảy bằng lá cây nhót: Lá nhót sao vàng, sắc nước uống sẽ giúp chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em khá hiệu quả. Sau phơi khô hoặc sao vàng lá nhót, bạn tán thành bột và hòa với nước cơm hoặc sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Hoặc nếu không có lá nhót khô, bạn lấy khoảng 20 lá nhót tươi và sắc uống cũng tốt cho việc chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ.
- Đặc biệt, về tác dụng trị chứng hen suyễn, sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đã viết: Ngay cả đối với người bị hen suyễn rất nặng cũng kiến hiệu. Có người mắc bệnh đã 30 năm, uống lá Nhót bỗng nhiên khỏi bệnh. Người bị nặng, uống thuốc một thời gian, ở ngực thấy nổi mày đay, ngứa ngáy, phải gãi liên tục mới chịu được. Người thể tạng suy yếu quá thì cho thêm cùng một lượng Nhân sâm vào sắc uống.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện ở Trung Quốc những năm gần đây cho thấy: Dùng lá Nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc, liên tục trong 15 ngày (một liệu trình), trường hợp cần thiết có thể phải điều trị nhiều liệu trình. Có thể dùng lá Nhót tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 4 ngày.
- Rễ cây Nhót: (thường đào vào tháng 9 - 10, phơi khô dùng dần): Vị chua, tính bình. Có tác dụng chỉ khái, chỉ huyết, trừ phong thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản, tả lỵ, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau… Liều dùng: 9 - 15g khô (30 - 60g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài: sắc với nước để rửa.
- Chữa các chứng ho nói chung: Lá Nhót tươi 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.
- Lao phổi ho ra máu: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
- Nhọt độc phát ở sau lưng (hậu bối), các vết thương chảy máu: Lá Nhót tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.
- Bị ong đốt, rắn cắn: Lá Nhót tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt với rượu uống, còn bã đem đắp vào chỗ bị bệnh.
- Thổ huyết, đau họng khó nuốt: Rễ cây Nhót 30g sắc với nước uống (Trung thảo dược thủ sách).
- Phong hàn phế suyễn (phát cơn suyễn do bị nhiễm lạnh): Rễ cây Nhót 30g, đường đỏ 15g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
- Nôn ra máu, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều: Rễ cây Nhót 30 - 60g, sắc nước uống sau bữa ăn cơm.
- Phong thấp đau nhức: Rễ cây Nhót 120g, Hoàng tửu 60g, chân giò 500g, đổ nước vào nấu kỹ, thành món chân giò hầm; ăn thịt và uống nước thuốc.
- Hoàng đản (vàng da): Rễ cây Nhót 15 - 18g, sắc nước uống
- Phụ nữ sau khi đẻ đau bụng, ỉa chảy ra toàn nước trong kèm theo đồ ăn không tiêu hoá (hạ lị): Dùng rễ cây Nhót 60g, đường đỏ 30g, sắc nước uống.
- Sản hậu phù thũng: Rễ cây Nhót, ích mẫu thảo, mỗi thứ 12g, sắc nước, thêm chút đường đỏ vào uống.
- Thấp chẩn (eczema): Rễ cây Nhót một nắm (vùng da bị bệnh rộng thì tăng thêm), sắc nước rửa chỗ bị bệnh.
- Trị lỵ trực khuẩn và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính: 20 - 30g lá nhót tươi hoặc 6 - 12g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày, trước các bữa ăn 1,5 giờ. Có thể uống liền 1 - 2 tuần đến khi hết các triệu chứng. Hoặc dùng dưới dạng bột khô lá nhót, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 12g, uống với nước cơm; hoặc phối hợp đồng lượng với bột của vỏ cây đỗ trọng nam. Lưu ý: khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, lạnh: cá cua, ốc, ếch...
- Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: lá nhót 16g sao vàng, lá táo ta (táo chua) 12g sao vàng; hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g, sao vàng, giã giập. Hạt cải củ, cải bẹ gói vào miếng vải sạch, cho vào cùng sắc nước với lá nhót và lá táo. Sắc 2 - 3 lần, gộp dịch nước sắc lại, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị ho, hen, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 - 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị ho ra máu, hoặc nôn ra máu, chảy máu cam: rễ nhót 16g sao đen, sắc uống ngày một thang. Có thể phối hợp với cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp. Tất cả đều sao đen, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1,5 giờ. Trong khi uống thuốc, cần kiêng các thứ cay nóng: rượu, bia, ớt...
Kiêng kỵ: Lá và rễ nhót không dùng cho phụ nữ có thai.
Cây nhót là loại giống mới do đột biến gen từ loại nhót chua. Dần dần được ...
Quả nhót xanh, thái ngang dày 3 – 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Ngoài ...
Đây là giống nhót mới do biến dị trên giống nhót chua, được người dân tự chọn ...
Nhắc tới trái nhót có lẽ chỉ những người ở Miền bắc mới biết, bởi vì chúng ...