Cây ăn quả >> Cây Đào, Cây Mơ

Quy trình chăm sóc và kỹ thuật bón phân cho cây đào ăn quả

Khi chăm sóc, xới xáo không được làm xây xát, gây vết thương cơ giới ở rễ, gốc và thân cây đào ăn quả vì cây đào ăn quả dễ phản ứng chảy nhựa và nấm ký sinh dễ có điều kiện xâm nhiễm gây bệnh.

quy trình chăm sóc và kỹ thuật bón phân cho cây đào ăn quảCây đào ăn quả là cây có nhu cầu cao về dinh dưỡng: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học muốn có sản lượng 25 tấn/ha cân đào cần 250kg N, 80kg P2O5 và 180kg K2O. Và mỗi tấn đào thu hoạch cần phải bổ sung 4kg N nguyên chất, 1kg P2O5 và 3,5kg K2O. Cây đào thiếu phân thường nhanh bị già cỗi. Thời vụ trồng đào tốt nhất là vụ xuân.

* Đào hố và mật độ trồng đào ăn quả

Nếu có diện tích tương đối bằng phẳng và rộng thì đào hố theo đường thẳng, cách nhau 6 - 7m và hàng cách hàng 7 - 8m. Chọn đất phù hợp cho cây đào ăn quả, nếu có điều kiện thì cày sâu 25 - 30cm để làm tơi đất và diệt cỏ dại. Sau đó đào hố sâu 60 - 70cm, miệng hố có kích cỡ 70 x 70cm. Nếu diện tích trồng có độ dốc thì đào hố theo đường đồng mức. Cần tạo điều kiện để chống xói mòn như: gieo trồng các loại cây phủ đất, chắn dòng chảy… cách trồng cây đào ăn quả vào hố và các biện pháp chăm sóc cũng tương tự như đối với các loại cây khác.

* Bón lót: Bón lót vào 1 hố 25 - 30kg phân chuồng tốt hoai mục; 0,5kg supe lân; 0,5kg clorua kali. Tất cả trộn kỹ với lớp đất mặt và lấp đầy miệng hố, để 1 tháng sau mới trồng đào.

Chú ý: Khi cây đào ăn quả cao 1 - 1,2m thì bấm ngọn để tạo các cành cơ bản, giữ khoảng 3 - 4 cành hướng đều ra các phía. Khi cành này vươn dài 1,2 - 1,3m lại bấm ngọn cành để tạo nhiều cành thứ cấp. Cần tạo cho cây đào ăn quả có khung tán tròn để bộ lá hướng ánh sáng đều. Thời gian ra hoa và nuôi quả, đặc biệt là thòi kỳ quả đang lớn, cây đào ăn quả rất cần ánh sáng. Cắt bỏ thường xuyên các chồi dại của cây gốc ghép.

* Bón thúc cho đào ăn quả vào năm đầu: Bón phân vào các tháng mùa mưa, chọn ngày khô ráo để bón thúc. Mỗi cây bón: 0,5kg urê; 0,3kg kali; nếu có điều kiện thì tưới nước phân pha loãng. Phân được rải đều xung quanh gốc và xới xáo nhẹ cho phân vùi xuống đất.

* Bón thúc cho đào ăn quả từ năm thứ hai đến năm thứ tư: bón cho mỗi cây 20 - 30kg phân chuồng vào cuối năm, trước khi phát lộc xuân. Vụ hè bón thêm 0,7kg super lân; 0,3kg kali và 0,5kg urê.

* Bón thúc khi cây bắt đầu cho thu quả: bón 2 lần: lần đầu trước khi nở hoa 15 - 20kg phân chuồng; 1kg super lân; 1,2kg kali cho lcây vào tháng 11, 12. Lần thứ 2 sau khi đã thu hoạch quả vào tháng 7,8. Mỗi cây bón 15 - 20kg phân chuồng; 1kg super lân và 0,8kg kali.

Cách bón: Phân được bón vào hố đào xung quanh tán cây, bón xong lấp đất phủ. Mùa khô hanh cần xới xáo và tủ cỏ, rác khô xung quanh gốc để giữ ẩm.

Lưu ý: Khi chăm sóc, xới xáo không được làm xây xát, gây vết thương cơ giới ở rễ, gốc và thân cây đào ăn quả vì cây đào ăn quả dễ phản ứng chảy nhựa và nấm ký sinh dễ có điều kiện xâm nhiễm gây bệnh. Phòng trừ sâu bệnh Cây đào ăn quả thường bị sâu ăn lá như châu chấu và các loài bọ cánh cứng, rệp hại ngọn non, rệp sáp, rệp vảy hại thân cành, sâu đục thân, đặc biệt là dòi đục ngọn non.

Dược tính của trái mơ

Cây ra hoa vào cuối mùa đông, quả chín vào tháng 3, tháng 4, mặt ngoài quả ...

Kỹ thuật trồng cây đào ăn quả cho năng ...

Quả đào là một loại thực phẩm được yêu thích bởi vị ngọt, tính mát đồng thời ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào ăn quả

Cây đào có thể trồng thực sinh tức là nhân giống bằng hạt cũng như trồng bằng ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản