Cây ăn trái >> Cây Hồng Giòn - Hồng Ngâm

Lợi ích đối với sức khỏe của quả Hồng ít người biết

Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống; cỡ nhỏ đường kính dưới 1 cm cho tới cỡ lớn đường kính đến 9 cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp. Đài hoa (calyx) thường dính với quả khi chín.

Lợi ích đối với sức khỏe của quả hồng giònLoài hồng phổ biến nhất cho trái là hồng Nhật Bản (D. kaki). Trái chín thì ngọt, ít chua, thịt mềm, có khi bị xơ. Loài hồng này, nguyên thủy xuất phát từ Trung Hoa, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả (deciduous). Cây hồng sau được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California và châu Âu.

Giống (cultivar) hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù với lượng tannin cao khi còn xanh nên vị chát. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được.

Giống hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp. Lượng tannin tuy không kém giống hồng mòng nhưng trong quá trình chuyển từ xanh sang chín, giống hồng giòn mất tanin rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn khi còn giòn.

Để làm chóng chín, hồng mòng thường được đem rấm. Cách rấm có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Một cách khác là đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát. Loại hồng này gọi là hồng ngâm.

Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm.

Tại Hàn Quốc, hồng khô được dùng cất rượu, làm giấm

Hồng ngâm đã đi vào tục ngữ tiếng Việt với câu "Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc". Ý muốn nói phí công, phí của tựa một vật quý như hồng ngâm mà để chuột làm hư mất.

Gỗ hồng (D. virginiana) được chuộng dùng làm gậy đánh golf cho tới đầu thế kỷ 20 khi gậy bằng gỗ bị thay thế bằng gậy đúc từ kim loại. Gậy thụt bida cũng hay dùng gỗ cây hồng.

Ngày nay gỗ hồng thường dùng làm cung bắn tên vì độ rắn của gỗ.

lợi ích đối với sức khỏe của trái hồngHồng là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưu thích. Quả hồng không đơn giản là thứ quả tráng miệng thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt... Hơn nữa, hồng còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh mà ít người biết đến.

Chống viêm, nhiễm trùng

Quả hồng chứa một lượng khá lớn chất catechin và polyphenol (chất chống oxy hóa). Các chất này có khả năng chống viêm rất tốt, nhờ đó, ăn hồng giúp hỗ trợ chống viêm cũng như nhiễm trùng mạnh.

Muốn có một đôi mắt sáng, bạn hãy bổ sung quả hồng vào thực đơn mỗi ngày. Nguồn vitamin A dồi dào từ quả hồng sẽ giúp cải thiện thị lực, tăng cường tầm nhìn cho đôi mắt. Ngoài ra, lượng sắt trong quả hồng còn giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu trong máu.

Chống ung thư


Vitamin A, shibuol, a-xít betulinic và các chất chống oxy hóa khác chính là các 'chiến binh' chống lại các gốc tự do trong tế bào - tác nhân gây tổn thương tế bào và dẫn đến căn bệnh ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch

Quả hồng tuy nhỏ nhưng lượng vitamin C có trong đó lại không hề nhỏ. Vitamin C chính là yếu tố ngăn ngừa các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, các bệnh nhiễm trùng phổi như hen suyễn. Vì vậy, ăn hồng thường xuyên giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tốt cho hệ tiêu hóa


Loại quả hồng vàng chứa chất tanin có chức năng điều tiết chuyển động của đường ruột, qua đó hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu. Không chỉ vậy, quả hồng rất giàu chất xơ nên việc ăn hồng thường xuyên sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Quả hồng xanh giã nát, cho thêm nước đun sôi để nguội, nước uống này chữa tiêu chảy rất hiệu nghiệm.

Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường


Bệnh nhân tiểu đường luôn phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn, tuy nhiên quả hồng lại là loại trái cây có thể ăn bất cứ lúc nào. Chìa khóa nằm ở lượng chất xơ phong phú của quả hồng, giúp người bị căn bệnh này giảm cảm giác thèm ăn và mức độ đói. Hơn nữa, loại trái cây này còn góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường.

Tốt cho người bị huyết áp cao


Những người bị cao huyết áp cần phải tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều muối. Hồng được biết đến là loại trái cây có lượng natri cực thấp, đồng thời chất shiboul có tác dụng làm hạ huyết áp nên bệnh nhân cao huyết áp có thể đưa hồng vào thực đơn hàng ngày.

Hỗ trợ giảm cân


Quả hồng chứa rất ít calo và chỉ cung cấp 31 g carbonhydrate trong tổng trọng lượng trung bình của một quả là 168 g. Do vậy, những người muốn giảm cân có thể sử dụng loại trái cây này để hỗ trợ quá trình giảm cân.

Chống xuất huyết tự nhiên


Người Nhật Bản thường sử dụng quả hồng để kiểm soát chảy máu do bị thương. Trong Đông y, vỏ, rễ, thân cây và tai quả hồng cũng được sử dụng trong các bài thuốc cầm máu.

Chữa nấc

Có nhiều bài thuốc chữa nấc đơn giản, dễ kiếm và khá rẻ tiền mà lại rất hiệu nghiệm chỉ từ những quả hồng. Có thể dùng tai hồng sao vàng, tán thành bột mịn rồi uống với rượu là có thể chữa khỏi nấc. Ngoài ra, có thể dùng tai hồng (100g), đinh hương (8g) và gừng tươi (5 lát) sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày cũng trị nấc rất hiệu quả.

Các bài thuốc này có thể trị dứt điểm bị nấc trong nửa ngày, lâu nhất là 3 ngày trong trường hợp bệnh đã kéo dài.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều quả hồng bởi vì nó có chứa fructose, có thể có hại cho sức khỏe của bạn với số lượng quá mức.

Chọn quả hồng ngâm ngon, không hóa chất

Chọn hồng ngâm ngon, không hóa chất sẽ mang lại an toàn cho bạn. Tuy nhiên, không ...

Công nghệ bảo quản và sấy hồng

Công nghệ này được áp dụng bảo quản cho hai loại hồng dấm đỏ và hồng ngâm, ...

Khử chát và giấm hồng

Quả hồng dù đã chín trên cây, vừa hái xuống cũng không ăn được ngay, trừ một ...

Đặc Tính Giống Hồng Giòn Không Hạt Fuyu MC1

Giống hồng giòn không hạt MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật ...

Bón phân cho cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà phối hợp phân đạm với kali với tỷ ...

Trồng hồng giòn không hạt Lạng Sơn

Cây hồng giòn không hạt Lạng Sơn là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, có khả ...

Kỹ thuật trồng giống hồng giòn MC1 - Hồng ...

Hồng MC1 có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do PGS-TS Đỗ ...

Hạn chế cây hồng giòn rụng quả non

Cây sinh trưởng càng mạnh cần tăng cường thêm lượng phân kali vì kali là yếu tố ...

Bí quyết trồng hồng giòn không hạt

Hồng giòn không hạt được trồng nhiều ở Đà Lạt. Nơi đây ngoài khung cảnh nên thơ ...

Kỹ thuật trồng hồng Nhân hậu

Hồng Nhân Hậu được người dân trồng trên núi đá tai mèo. Cũng thật lạ, trên một ...

Phòng chống hiện tượng rụng hoa, rụng quả cho ...

Muốn phòng chống hiện tượng rụng hoa, rụng quả cho hồng một cách có hiệu quả, trước ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống hồng giòn

Giống hồng mới thuộc nhóm hồng không chát hay còn gọi là giống hồng giòn (có tên ...

Hồng rụng quả và cách chữa trị

Hiện t­ượng hồng rụng quả chủ yếu do ba nguyên nhân đó là rụng quả sinh lý, ...

Các giống hồng và kỹ thuật trồng

Hồng là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, giầu hàm lượng ...

Quy trình trồng cây hồng

Hồng là cây ăn quả á nhiệt đới được trồng lâu đời ở Việt Nam, phía Bắc ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản