Rau củ quả >> Đậu Nành - Đậu Tương

Uống sữa đậu nành thế nào cho tốt

Nhiều người lầm tưởng sữa đậu nành là một loại thực phẩm có thể sử dụng cho bất cứ ai, và bất cứ khi nào, càng nhiều càng tốt. Nhưng ít ai biết, bên cạnh những lợi ích, đậu nành cũng có nhiều tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe.

Với nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe như ổn định huyết áp, giảm cholesterol, giữ dáng, làm đẹp da, thanh phế, tiêu đờm, mỗi ngày một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống đúng cách để tránh xảy ra tác dụng ngược không mong muốn.

Những tác dụng ngược của đậu nành

1. Dùng lâu dài đậu nành có thể gây một số phản ứng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, tăng huyết áp, nổi mẩn ngứa ở một số người. Nếu dùng liều cao trong một thời gian dài sẽ không an toàn. Nó làm tăng trưởng một số tế bào bất thường trong tử cung.
Uống sữa đậu nành thế nào cho tốt

2. Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormon thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng đã kết hợp được với tinh trùng, thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.

Bên cạnh đó, đậu nành còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khó thụ thai.

3. Trẻ con sử dụng quá nhiều sữa đậu nành thay thế cho sữa có thể dẫn đến tình trạng khiếm khuyết dinh dưỡng do không đủ chất bổ.

4. Với bệnh ung thư vú, theo một số kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ảnh hưởng của đậu nành trên một số bệnh nhân ung thư vú nhưng cần theo dõi. Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Khuyến cáo tốt nhất là nên tránh sử dụng sản phẩm đậu nành khi có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung.

5. Ở những bệnh nhân bị sạn thận nên tránh ăn uống đậu nành. Ung thư bàng quang cũng tránh dùng các chế phẩm từ đậu nành. Những người bệnh suy giáp cũng không sử dụng đậu nành vì sẽ làm bệnh xấu hơn. Bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng sẽ dễ tăng nguy cơ dị ứng với đậu nành, nhất là lớp vỏ đậu.

Lưu ý khi sử dụng đậu nành

1. Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống.

Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men Trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.

2. Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành.


Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành cùng với trứng thì càng bổ, có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hòan tòan trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.

3. Không nên cho thêm đường nâu khi uống sữa đậu nành.


Trong đường đỏ có chứa nhiều các a xit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

4. Không nên chỉ uống sữa đậu nành không.

Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa.Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột.Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

5. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc.


Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

6. Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành.

Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

7. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt.

Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

8. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành.

Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, ngừơi có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Uống sữa đậu nành thế nào cho tốt

Dã Quỳ
Doisongphapluat.com.vn

Biện pháp phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh ...

Kỹ thuật tỉa đậu không làm đất thường được tiến hành trên chân ruộng lúa nước. Sau ...

Trồng Đậu nành trên đất lúa

Sau khi gieo sạ và rải rơm xong, bơm nước cho ướt đều mặt ruộng và rút ...

Điều cần biết khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con ...

Đậu nành dùng sao cho tốt?

Đậu nành chứa nhiều đường, chất béo, acid amin, chất xơ, vitamin, acid folic, nhiều khoáng tố ...

Trồng đậu nành rau

Muốn trồng đậu nành rau đạt năng suất, chất lượng cao thì việc chăm sóc cần phải ...

Trồng đậu nành trên đất ruộng

Hiện nay, ở ĐBSCL, nhiều đối tượng rau màu đã được đưa xuống ruộng để trồng thay ...

Uống sữa đậu nành mỗi ngày tốt hay xấu

Mỗi buổi sáng, mình đều uống nữa lít sữa đậu nành không đường, không đá. Không biết ...

Chín điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành

Bạn cần lưu ý 9 kiêng kị dưới đây khi uống sữa đậu nành trong mùa thu

Kỹ thuật trồng đậu nành - đậu tương

Đậu nành có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau có cơ cấu từ đất ...

Kinh nghiệm làm rụng lá Đậu nành trước khi ...

Làm rụng lá đậu nành trước khi thu hoạch không chỉ đem lại lợi ích làm giảm ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản