Cây thuốc >> Đinh Lăng

Lợi ích từ cây đinh lăng và cách ngâm rượu

Theo các kết quả nghiên cứu, trong rễ Đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như Nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể

Cây Đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là Cây gỏi cá, vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Tên khoa học là Polycias fructicosa, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1-3 lần. Cây nhỏ, cao khoảng 1-2m. Thân nhẵn và ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Cụm hoa là nhiều tán mọc ở ngọn. Hoa nhỏ, màu trắng xám.

Người ta dùng cả thân, lá và rễ. Cây Đinh lăng có nguồn gốc từ các quần đảo Thái bình dương nhưng nay được trồng khắp nơi, chủ yếu để làm cảnh vì dáng cây đẹp. Người ta thu hoạch rễ cây từ những cây được trồng sau hơn 3 năm hoặc hơn, đem về rửa sạch, phơi trong mát cho khô và để giữ được phẩm chất, để dành dùng lâu rễ vẫn còn mùi thơm. Lá thu hái quanh năm, thường dùng tươi ăn như rau sống. Khi dùng rễ, có thể để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Đinh lăng có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, giúp mau lên cân.

Theo các kết quả nghiên cứu, trong rễ Đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như Nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể nhờ đó mà Đinh lăng còn giúp cho tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc hoặc các sĩ tử trong mùa thi. Ngoài công dụng trên, rễ Đinh lăng thường được dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa. Lấy rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Lá Đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy. Tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, ban sởi, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Theo kinh nghiệm dân gian, để phòng chống bệnh co giật cho trẻ em hoặc trẻ mới sinh, người ta lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Phối hợp với sữa ong chúa làm thuốc bổ là rất tốt. Những vận động viên đô vật thường uống nước sắc từ lá Đinh lăng sẽ giúp sức lực dẻo dai và bền bỉ trong khi thi đấu.

Các bài thuốc từ cây Đinh lăng:

- Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: lá Đinh lăng khô 10gr sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

- Chữa đau nhức lưng, gối, hoặc tê nhức chân tay, phong thấp: 20-30gr thân cành sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp chung với Lá lốt, Cúc tần, Bưởi bung, rễ Mắc cở, mỗi loại 10gr, sắc trong 600ml, cô còn khoảng 300ml uống 2-3 lần trong ngày, uống vài lần là bớt đau. Hoặc bài thuốc gồm rễ Đinh lăng 12g; Cối xay, Hà thủ ô, Huyết rồng, Cỏ xước, Thiên niên kiện tất cả 8gr, Vỏ quít, Quế chi 4gr, cho vào 600ml nước sắc còn 250ml, khi sắp nhắc khỏi bếp thì hãy cho vị Quế chi vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

- Phụ nữ tắc tia sữa: Rễ Đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng. Nếu không có rễ, có thể lấy lá tươi băm nhỏ, thêm 1 bong bóng heo, một ít gạo nếp ngon nấu nhừ thành cháo sau đó cho lá Đinh lăng vào khi nào lá chín mềm, nêm tí muối cho vừa thì múc ra ăn mỗi ngày 2-3 lần, giúp sữa tiết ra nhiều hơn.

- Ho suyễn lâu năm: lấy rễ Đinh lăng, Bách bộ, Đậu săn, Tang bạch bì, Nghệ vàng, Tần dày lá tất cả đều 8gr, Xương bồ 6gr, Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

- Bồi bổ và thanh lọc cơ thể: Lá Đinh lăng tươi từ 150-200gr, nấu sôi với khoảng 1000ml nước. Sau khi sôi khoảng 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, có thể đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lấy nước thứ hai. Uống trong ngày thay nước. Cách dùng này thuận tiện vì lá tươi thu hái quanh năm, còn rễ thì sau nhiều năm mới thu hoạch được, nên có thể dùng lá thay rễ cũng đảm bảo được tác dụng tốt cho cơ thể.:

Dạng dùng và cách dùng:

- Dạng rượu để bồi bổ cơ thể: Rễ Đinh lăng khô khoảng 100-150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu ngon có độ cồn từ 35 - 40o trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Có thể pha thêm một ít mật ong, hoặc bột phấn hoa khi uống rất tốt cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn độ 30 phút. Khi ngâm rượu còn có thể phối hợp chung các vị thuốc bổ khí huyết như Bạch truật, Bạch thược, Thục địa, Đương quy, Hà thủ ô đỏ, các vị thuốc bổ thận như Đỗ trọng, Câu kỷ, sẽ giúp khí huyết lưu thông, ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.

- Dạng thuốc bột và thuốc viên: Rễ Đinh lăng đã tẩm mật sao vàng (150gr) tán nhỏ, rây mịn, bảo quản trong lọ kín, ngày uống 0,5 đến 1gr với nước ấm. Hoặc trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi viên độ 0,25-0,50gr. Ngày uống 2-4 viên chia làm 2 lần, trước bữa ăn độ 30 phút.

- Dạng thuốc hãm hoặc thuốc sắc: Rễ Đinh lăng đã sao tẩm thái nhỏ, đóng trong lọ kín để dành, mỗi ngày 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày.

Chú ý: Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ Đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Càng không được dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy.

Công dụng của cây đinh lăng và cách ngâm rượu

DS LÊ KIM PHỤNG. ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

Kỹ thuật trồng và chăm sóc đinh lăng lấy củ

Hiện nay, ở một số địa phương, bà con nông dân hoặc các trang trại đã biết ...

Hướng dẫn cách trồng cây đinh lăng trong chậu ...

Cây đinh lăng lá nhuyễn vừa dễ trồng vừa ít tốn công chăm sóc do cây có ...

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng

Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm ...

Trồng cây đinh lăng

Đinh lăng là cây lâu năm, có thể sống đến vài chục năm, ưa ẩm, ưa sáng, ...

Cách sử dụng rễ củ cây Đinh lăng làm thuốc

Bộ rễ cây đinh lăng lá nhuyển sau thời gian sinh trưởng sẽ phát triển thành dạng ...

Công dụng chữa bệnh của cây đinh lăng

Trong nhân dân, ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi dùng đinh lăng chữa ho, ho ...

Tác dụng của cây đinh lăng

Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản