Cây ăn trái >> Cây Mít

Cây Mít – cây xóa đói, giảm nghèo

Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây Mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập.

- Về giống:

Giống cây Mít ở nước ta có các nhóm chính là mít mật, mít dai, mít tố nữ dùng để ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm mít sấy, mít chiên chân không, kẹo mít, rượu mít, mít đóng hộp, nước uống v.v… Hiện nay các tỉnh phía Nam đang trồng nhiều giống mít được chọn tạo trong nước hoặc nhập nội cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chế biến như: mít Nghệ CS M99-I, mít Thái, mít Mã Lai…

- Về kỹ thuật nhân giống:

Có thể trồng cây Mít bằng  giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô. Trồng bằng hạt dễ làm, cây chậm ra trái, dễ phân ly nên ít khi chọn được giống tốt cho trái sai, phẩm chất ngon. Cách thông dụng là trồng bằng cây ghép, cây chiết hoặc giâm hom từ rễ, từ cành cây vừa sớm cho quả, thời gian cho quả kéo dài, vừa giữ được đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất trái cao, chất lượng trái tốt). Nhược điểm của cách nhân giống này là khó thành công nếu không nắm được bí quyết nhân giống.

* Giâm rễ, giâm cành: Lấy rễ hoặc cành bánh tẻ lá đã ổn định có đường kính 2-3cm cắt thành từng đoạn 15-20cm, nhúng gốc vào thuốc chống nấm (Benlet C, Aliette…0,15%) rồi cắm nghiêng sâu 10-15cm trên mặt luống cát sạch, chừa lại phần ngọn 3-5cm (dùng vôi đánh dấu cho khỏi nhầm). Hàng ngày tưới nước giữ ẩm trong nhà có mái che cho tới khi cây ra rễ, mọc chồi cao 10cm thì đem giâm vào bầu, chăm sóc một thời gian nữa rồi đem trồng.

* Chiết cành: Chọn cành tương đối già, đường kính 2-3cm, dùng dao sắc khoanh 2 đường cách nhau 4-5cm, bóc hết phần vỏ. Dùng vải sạch lau kỹ phần gỗ đã bóc vỏ, để khô nhựa 2-3 ngày rồi tiến hành bó bầu như cách chiết các loại cây ăn quả khác. Có thể sử dụng thêm các chất kích thích ra rễ hiện đang có bán trên thị trường cho cả các trường hợp chiết cành, giâm hom cành, hom rễ…

* Ghép cây: Dùng hạt cây Mít mật, mít rừng gieo làm gốc ghép cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm khuẩn mà chết khô cành.

- Trồng và chăm sóc:

Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây Mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập. Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần. Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong. Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.

Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành 1 lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây… nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả đồng thời hạn chế sự tác động chất phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hóa tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Đây là cơ sở khoa học của kinh nghiệm “mít chặt cành, chanh chạm rễ” của ông cha ta.

Đây là những kỹ thuật chung, xin các bạn đọc cách trồng từng loại mít ở những bài sau

Cây mít

Nguồn: báo NNVN

Kỹ thuật nhân giống mít nghệ

Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít ruột đỏ

Mít ruột đỏ cho màu sắc bắt mắt và hương vị thơm ngon khác biệt hơn các ...

Hiệu quả nhờ áp dụng thành công bao trái ...

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) ...

Hiệu quả nhờ áp dụng thành công bao trái ...

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) ...

Bón phân cho mít ruột đỏ

Khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp ...

Thu hoạch, bảo quản mít tố nữ

Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng. Thu hoạch từ 9 giờ ...

Giới thiệu một số giống mít và cách trồng

Giống mít MĐN06 có nguồn gốc ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai được tuyển chọn trong ...

Quy trình trồng và chăm sóc cây mít nghệ

Mít nghệ gồm hai giống là mít nghệ Viên Linh và mít nghệ MĐN06H, nhưng phổ biến ...

Quy trình trồng và chăm sóc cây mít nghệ ...

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể trồng một số loại giống mít sau tùy vào ...

Giống mít Thái

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo ...

Trồng mít cho năng suất cao – những điều ...

Như đã giới thiệu, mít là cây ăn trái giúp người dân làm giàu vì vốn đầu ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít không hạt

Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái ...

Kỹ thuật trồng cây mít sai quả

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân ...

Kỹ Thuật Trồng Mít Thái

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo ...

Kỹ thuật trồng mít nghệ

Mít rất gần gũi với mọi người, có thể trồng hầu hết mọi nơi, kể cả vùng ...

Kỹ thuật trồng mít ruột đỏ

Mít ruột đỏ Sông Pha còn có tên gọi là mít siêu sớm, hoặc mít tứ quý ...

Kỹ thuật trồng mít nghệ cao sản

Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có ...

Kỹ thuật trồng mít cho năng suất cao

Nếu có điều kiện nên lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản