Cây Rau, củ, quả >> Bí Đao - Bí Xanh

Cách trồng bí đao

Bí đao thường dùng nấu canh, hấp, xào. Bí đao còn được dùng thắng với đường làm mứt bí. Ngoài việc thu hoạch trái, đọt non, lá và ngọn bí đao cũng có thể hái dùng như rau. Hạt bí đao dùng trong y học dân gian làm thuốc lợi tiểu

1.Thời vụ trồng bí đao:

Có thể trồng được quanh năm. Vụ mùa nắng cây ít bệnh và cho năng suất cao hơn vụ mưa.

2. Chuẩn bị đất trồng bí đao:

Đất trồng bí đao tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới tiêu. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp…

Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 60 – 80cm.

Mật độ: 5.000 – 6.000cây/ha

3. Giống bí đao:

Có thể sử dụng của các công ty giống trên địa bàn thành phố. Đối với bí đao có nhiều giống tên gọi khác nhau tuy nhiên chúng thuộc 2 nhóm đó là nhóm trái lớn và nhóm trái nhỏ.

Lượng giống cần cho 1ha là 400 – 600g.

Hạt giống: Có thể gieo trực tiếp trên các liếp đã chuẩn bị xong hoặc gieo vào khay.

Nếu sử dụng khay chúng ta nên dùng khay 72 lỗ là tốt nhất. Giá thể cho vào khay gồm đất sạch 1/3 + phân chuồng hoai mục 1/3 + tro trấu hoặc xơ dừa 1/3. Trộn đều giá thể trộn thêm 1% phân super lân sau đó dùng các loại thuốc trị bệnh chết cây, lỡ cổ rể tưới vào giá thể ủ kín 2 – 3 ngày rồi cho vào khay gieo. Khi gieo hạt, đặt đầu nhọn xuống dưới. Phủ lưới sau khi gieo để không làm trôi hạt khi tưới nước.

Hạt có thể gieo trực tiếp xuống đất, rồi phủ đất có trộn phân chuồng. Không nên gieo quá sâu (khoảng 1,5cm) và chỉ tưới vừa ẩm cho hạt mọc. Gieo mỗi hốc 2 – 3 hạt,hoặc được xử lý bằng nước ấm trước và thuốc bệnh ủ hạt nứt nanh rồi gieo, cách này ít tốn hạt và ít làm hư hạt nhưng sau khi cấy phải tưới đủ ẩm cho cây phát triển nhanh. Cách ủ hạt như sau: Hạt giống ngâm vào nước 2 sôi – 3 lạnh (khoảng 54°C) trong 2 – 3 giờ. Sau đó rửa sạch nhớt trên vỏ hạt, ngâm vào các dung dịch thuốc trị bệnh nồng độ 0,1% từ 10 – 15 phút, vớt hạt bí đao ra để ráo cho vào khăn vải ẩm bọc lại ủ hạt, nếu trời lạnh có thể để dưới bóng đèn vàng cho hạt mau mọc. Hằng ngày thăm xem bọc vải có đủ ẩm không, nếu khô thì rưới nước vào nhưng tránh quá ẩm, hạt sẽ khó mọc. Khoảng 2 ngày, hạt bí đao sẽ lú rễ mầm  thì đem gieo ngay, nếu để rễ dài đem gieo rễ sẽ bị gẫy. Cách này cần chú ý, sau khi gieo cần duy trì nước tưới đầy đủ cho hạt mọc, nên tưới đất trước khi gieo để không làm hư rễ mầm.

Khi hạt có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Nên gieo dự phòng 5% lượng cây định trồng để trồng dặm.

4. Phân bón cho bí đao:

* Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng: 30tấn, Supe lân/lân vi sinh :300 – 500kg. NPK: 400 kg, Urê: 120kg., Kali: 150kg

* Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân khi chuẩn bị đất.

- Bón thúc:

Có thể chia đều lượng phân còn lại thành 5 – 10 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.

Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá và các loại phân sinh học để giảm bớt lượng phân hóa học.

5. Chăm sóc bí đao:

- Trồng dặm: Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

- Tưới nước: Bí đao rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

- Đôn dây: Khi dây bí dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai, cách này giúp cho rễ bất định phát triển, dây bí cho trái bền. Khi bí bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất.

- Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn cho bí leo. Có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

- Sửa dây: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.

Với bí trồng bò đất, sửa dây bò vào trong luống và dây phân bố đều.

Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

- Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho bí đao :

Một số sâu bệnh hại chính trên bí đao:

- Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.

- Sâu xanh: Lannate, Hopsan,… phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.

- Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Lannate,  Confidor, Supracide,  Mospilan,…theo  nồng  độ khuyến cáo.

- Sâu vẽ bùa: Ofunack, Trigard, Lannate,… vào lúc sáng sớm

- Bệnh sương mai: Mancozeb, Carbendazim,…phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.

Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

7. Thu hoạch bí đao:


Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.

Cách trồng cây bí đao

Kỹ thuật trồng rau quả an toàn

Kỹ thuật trồng bí đao trái vụ

Không chỉ làm rau mà bí xanh còn có nhiều ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, ...

Bệnh hủi cây bí xanh

Ngoài bệnh thối đốt đang phát sinh phá hại, cây bí xanh vụ thu đông còn gặp ...

Bệnh thối đốt cây bí xanh

Hiện nay, cây bí xanh vụ thu đông của bà con nông dân đang trong giai đoạn ...

Nhện đỏ hại bí xanh và cách phòng trị

Khi bị hại nặng, phiến lá sẽ bị biến dạng, mép lá cong lên phía trên, mặc ...

Nước ép bí đao chữa bệnh

Bí đao là một loại rau ăn quả có rất nhiều công dụng, từ thực phẩm đến ...

Cách trồng bí xanh cho năng suất cao

Cây bí xanh vụ thu đông cho thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, để đạt năng suất, ...

Quy trình trồng bí đao chanh F1

Giống bí cao sản, sinh trưởng và phát triển mạnh. Kháng sâu bệnh tốt. Trái suôn đẹp ...

Kỹ thuật trồng Bí xanh an toàn

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn, bí trắng là loại rau mùa hè. Ngoài ...

Bí xanh không chỉ để nấu canh

Bí xanh còn gọi là bí đao là một loại quả làm rau rất thông dụng, có ...

Giảm cân với bí đao

Chúng ta thực hiện ăn kiêng để giảm cân nhanh, áp dụng luyện tập hằng ngày để ...

Kỹ thuật trồng bí đao

Đặc điểm của bí xanh là thân lá phát triển mạnh, nhiều nhánh, phân nhánh đến cấp ...

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Bí đao

Cây bí xanh là cây rau thuộc họ bầu bí có khả năng sinh trưởng phát triển ...

Trồng bí đao trái vụ bền cây sai quả

Chăm sóc sao cho cây lâu tàn, kéo dài thời gian cho thu hoạch là bí quyết ...

Kỹ thuật trồng bí đao - bí xanh

Bí xanh còn gọi là bí đao, bí phấn hay bí đá. Quả làm thực phẩm phục ...

Trồng bí đao - bí xanh trái vụ

Vụ đông có thể gieo trồng từ 1/9-5/10 hàng năm trên chân mạ mùa, đậu tương hè, ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản