Cây rau gia vị >> Cây Gừng, Nghệ, Riềng

Các tác dụng phụ khi dùng quá nhiều nghệ

Mặc dù nghệ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác một số tác dụng phụ nhất định.

Mặc dù không có quy định cụ thể về việc nên dùng bao nhiêu nghệ mỗi ngày vì loại thực phẩm này không được coi là chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe thì một người lớn khỏe mạnh có thể bổ sung 300-500mg nghệ mỗi ngày.

Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều nghệ nếu bạn bị bệnh sỏi mật hoặc các bệnh sỏi khác. Nếu bạn đang dùng aspirin, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng nghệ vì nó là một tác nhân gây ảnh hưởng đến lượng tiểu cầu (ngăn chặn hình thành cục máu đông). Những người mới trải qua phẫu thuật cũng nên tránh dùng nghệ.

1. Một số tác dụng phụ của nghệ

- Đau bụng

Do có tính cay, dùng nghệ trong một thời gian dài có thể gây ra đau bụng. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên dùng bột nghệ để có thể dễ dàng tan trong ruột, các chất dinh dưỡng được hấp thu ở ruột non nhiều hơn và giảm khó chịu cho dạ dày.

- Kích thích tử cung

Nghệ được biết đến là một chất có thể gây kích thích tử cung, vì vậy có thể có lợi cho dòng chảy kinh nguyệt. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú cần phải cẩn thận khi dùng nghệ để tránh bất kì tác hại cho em bé.

- Khó hấp thụ

Bổ sung nghệ theo đường uống thường khó hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong nghệ. Tuy nhiên, điều này có thể được khắc phục bằng cách bổ sung vitamin tổng hợp có chứa piperine – một thành phần hoạt chất giúp thúc đẩy sự hấp thụ nghệ. Nhờ vậy, bạn có thể nhận được tất cả những lợi ích sức khỏe của nghệ.

- Gây chảy máu

Một số hợp chất trong nghệ nếu tiêu thụ vào cơ thể quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nó có thể dẫn đến chảy máu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc liên quan đến tiểu cầu thì nên lưu ý khi dùng nghệ. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc tránh dùng nghệ.

- Tiêu chảy và buồn nôn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày. Vì vậy, hãy giảm liều hoặc tránh dùng nghệ nếu bạn bị tiêu chảy và buồn nôn.

2. Một số lưu ý khi dùng nghệ

- Không dùng tinh bột nghệ với thuốc tây cùng lúc để đề phòng trường hợp ảnh hưởng đến máu.

- Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.

- Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.

- Không nên xem nghệ là thần dược vì nó chỉ có tác dụng khi sử dụng vừa phải. Chất curcumin mặc dù được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều cùng có thể gây ra tác dụng phụ là buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, gây ra thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.

- Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone – một chất có tính kháng viêm cao. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.

Tác dụng phụ của nghệ

Nguồn : Tri thức trẻ

Kỹ thuật trồng nghệ năng suất cao

Trồng nghệ vốn dĩ không khó song trồng nghệ cho năng suất cao thì lại là vấn ...

Cách phòng trị bệnh thối củ gừng

Gừng là lọai cây có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh, dùng làm gia vị cho ...

Một số bệnh thường gặp trên cây gừng

Dưới đây là một bệnh thường gặp trên cây gừng, nông dân và quý đồng nghiệp có ...

Diệt trừ bọ hung nhỏ hại gừng

Nguyên nhân bọ hung phá hại củ giống là vì lúc này là do trời nắng nóng ...

Cây Gừng – hướng trồng trọt hiệu quả

Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,..để phòng và diệt ...

Những điều nên biết về củ gừng

Gừng là một loại gia vị phố biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Lá gừng ...

Hướng dẫn cách trồng gừng tại nhà

Gừng là một trong những gia vị thông dụng trong các món ăn Việt Nam, ngoài ra ...

Cách ủ gừng giống trước khi trồng

Thời gian ủ gừng khoảng 15-20 ngày. Không được quá khô hay quá ướt. Nếu quá khô, ...

Trồng gừng đạt năng suất cao

Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine ...

Các bệnh không nên dùng gừng

Với đa số thì gừng có tác dụng tốt, những đối với một số người thì có ...

Nghệ ngăn chặn ung thư đại tràng di căn

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Arizona được công bố trên tạp ...

Bài thuốc từ củ riềng

Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh Tỳ ...

Một số tác dụng của nghệ đen

Theo Đông y, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, tác dụng hành ...

Uống nghệ mật ong vừa an thần lại lành ...

Nghệ là gia vị nhưng là vị thuốc quý. Vết thương bôi nghệ tươi vừa chống nhiễm ...

Trồng gừng trong bao tải - bao gai

Ở nước ta, gừng được trồng phổ biến trong các hộ gia đình với qui mô nhỏ, ...

Củ gừng chữa được rất nhiều bệnh

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số ...

Kỹ thuật trồng gừng hiệu quả

Hiện nay gừng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và đã có một số công ...

Kỹ thuật trồng Gừng

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ...

Gừng rất tốt nhưng sử dụng phải đúng cách

Từ xưa, gừng được biết đến không chỉ như một trong các loại thực phẩm gia vị, ...

Kỹ thuật trồng gừng cho năng suất cao

Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, ...

Thảo dược cho mùa lạnh

Tinh dầu có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, giúp khí huyết lưu thông, một số ...

Tác dụng của rượu gừng và cách ngâm

Rượu gừng có công dụng tuyệt vời trong điều trị cảm, đau khớp và còn sử dụng ...

Bài thuốc từ cây gừng

Cây gừng có tên khoa học Zingiber officinal Rosc họ gừng Zingiberaceae hay dân gian còn gọi ...

Công dụng của trà gừng

Uống trà gừng có thể giúp tăng cường các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản