Trong thời gian trước khi đảo nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, nhằm mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lá và cây.
Đảo quất: Cây quất trồng đến năm thứ 2 hoặc thứ 3 tiến hành chăm sóc quất với mục đích là điều khiển quất có quả và chín vào dịp tết.
Chăm sóc quất trước khi đảo: Trong thời gian chuẩn bị đảo quất tiến hành 5 ngày tưới quất 1 lần. Trước khi đảo quất phải sửa tán 2 lần để cho tán tròn đẹp.
Trong thời gian trước khi đảo nếu cây ra hoa thì phải ngắt bỏ, nhằm mục đích để tập trung dinh dưỡng nuôi lá và cây.
Bón thúc phân trước khi đảo quất, từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch, cứ 50 ngày bón thúc cho quất 1 lần, thường dùng phân khoáng, nước phân chuồng mục là tốt nhất, đợt bón cuối có thể thêm 1 ít phân kali với nồng độ khoảng 1//200 (5g K2SO4 cho 1 lít), sau mỗi lần tưới nước phân phải xới phá váng, phun thuốc sâu phòng trừ sâu bệnh cho quất.
Sau quá trình chăm sóc tiến hành đảo quất: Khi mùa xuân đến quất ra hoa tự nhiên, bứt bỏ các hoa trong đợt này, cắt đau các cây quất 1 tuổi, 2 tuổi, để tạo thành các cành vượt dễ tạo tán cho cây. Khoảng tháng 4 âm lịch, khi quất đã phát triển ổn định, nghĩa là lộc đã trở thành bánh tẻ, bắt đầu đảo quất.
- Yêu cầu trước ngày đảo quất: cây phải sạch sâu bệnh, trên tán cây có ít nhất là ¾ diện tích là bánh tẻ, chiều cao trên mặt là đạt ít nhất 0,4-0,5cm2, chiều cao sinh trưởng khoảng 60-75cm.
- Thời vụ đảo: Thường đảo tháng 5 đến tháng 6 âm lịch hoặc cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch.
- Cách đảo: Đào 1 bầu cách gốc chứng 25-30cm hoặc 35-40cm, sâu 25-30cm, moi dần rễ không làm đứt rễ chính, không làm vỡ bầu sau đó nhấc toàn bộ bầu lên trồng sang hố khác, lấp đất chặt gốc, đóng cọc để cố định cũng chống mức gió, bão, hai ngày sau mới tưới nước.
Nếu gặp mưa khi đang đào, ta phải dừng lại, nếu đào gặp mưa, ta để một thời gian mới đặt bầu xuống.
Chăm sóc quất sau khi đảo: Sau khi đảo quất cứ 5 ngày tiến hành tưới nước một lần, khi cây đã đậu quả mà gặp những đợt sương muối thì sáng sớm phải phun nước rử lá quả để quả không bị rám.
Bón phân thúc: Sau khi rụng cánh hoa 5-7 ngày tiến hành bón thúc bằng phân chuồng mục, dùng lân, K2SO4 bón 20-30 ngày/lần, bón từ 3-5 g/cây, khi bón kali người ta ưu tiên dùng K2SO4 hơn KCl.
Rắc 7-10 kg vôi bột cho 1 sào, rắc 1-2 lần, rắc cách gốc 15-20 cm. Phân thúc thường tưới đến hết tháng 11 âm lịch.
Làm cỏ xới xáo vét luống thường xuyên. Cần đặc biệt chú ý phòng trừ sâu bệnh.
Theo vietnamgateway.org
Cây quất hay cây tắc là loại cây cảnh thân thiện, được gây trồng nhiều, bởi trái ...
Vào dịp tết nguyên đán song song với cây đào, mai thì cây quất là loại cây ...
Quất là loại cây cảnh được trồng trong nhà, ngoài vườn vào những dịp lễ, tết. Ngoài ...
Trồng quất có thể trồng thẳng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. ...
Ban đầu toàn cây lá hơi vàng, rũ xuống giống bị thiếu nước. Khi tưới nước và ...
Quất nên trồng nơi đất thịt nhẹ, thịt trung bình để khi đánh bầu có độ liên ...
Cây quất thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng ...