Cây ăn quả >> Cây Quýt

Giống quýt hồng

Muốn lập một vườn Quýt Hồng dù trồng bằng cây con, nhánh chiết hoặc tháp cũng đều phải chọn giống.

1. Chọn giống

Ngày xưa ông bà thường nói: “Mua heo chọn nái, cưới gái chọn giòng”. Về phương diện làm vườn cũng vậy, vì trồng cây mà không chọn giống thì uổng công. Từ ngày trồng cây đến ngày thu hoạch, ta tốn biết bao công sức và tiền bạc mà cây chậm phát triển, cho năng suất không cao thì phí công, hao của biết chừng nào.

Muốn lập một vườn Quýt Hồng dù trồng bằng cây con, nhánh chiết hoặc tháp cũng đều phải chọn giống.

2. Các loại cây giống

a. Trồng bằng cây con:

Trồng cây con là cách gây giống bằng phương pháp hữu tính, là quá trình tạo cây từ hạt. Phương pháp này mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Nên ta chỉ lựa một cây quýt nào cho quả tốt rồi lấy hạt đem ương. Cách này có thể thực hiện được nhiều cây giống cùng một lúc nhưng phải có thời gian chờ cây con lớn. Thường thì đem ra vườn ngâm từ một năm trở lên mới có thể trồng được. Có hai cách trồng cây con: có hai cách trồng cây con: Bứng từ vườn ươm nguyên cây đem trồng hoặc chiết ngang tốc (xem phần chiết nhánh).

b. Trồng bằng nhánh chiết:

Gây giống bằng phương pháp chiết nhanh tương đối dễ, mau trồng và mau có trái hơn trồng bằng cây con, nhưng cũng hạn chế về mặt số lượng. Nhánh chiết cũng phải lựa giống cây tốt và nhánh tốt. Thường thì nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là cây con có từ 3 năm tuổi trở lên và không quá 5 năm thì nó sẽ phát triển mạnh hơn, nhưng sẽ có trái trễ hơn nhánh chiết từ cây mẹ nguyên là nhánh chiết.

c. Trồng bằng cây tháp (ghép):

Quýt Hồng phát triển ở Lai Vung, Đồng Tháp khá lâu nhưng với cái bệnh chết bất thường đến nay cũng chưa ai chữa trị được để khỏi trồng cây khác. Nên người ta tìm một gốc cây có quan hệ họ hàng về mặt thực vật rễ phát triển tốt, bền, ít chết bậy như chanh, cam, bưởi v.v… để tháp (ghép) Quýt Hồng vào.

Gốc tháp phải đạt yêu cầu sau:

- Có sức sinh trưởng tương đương với cành tháp.

- Có bộ rễ sinh trưởng mạnh, đâm chồi nhiều và sinh nhiều rễ phụ.

- Dễ thích ứng và chịu đựng tốt với điều kiện thời tiết như mưa, nắng, ngập nước v.v…

Với điều kiện trên ta nhận thấy dùng nhanh để làm gốc tháp là thích hợp nhất.

Trồng Quýt bằng phương pháp tháp (ghép) thì việc gầy giống còn khó khăn và chậm. Cần thời gian chuẩn bị cây trồng và kỹ thuật tháp (ghép) cao mới đủ số lượng trồng nhiều, nhưng rất đảm bảo về mặt phát triển và lợi được nhiều về phương diện khác như: không cần phải làm bờ quá cao tốn kém, không sợ úng thủy hau nước ngập.

d. Khu ươm cây và giâm cây giống:

Muốn cây mới đem trồng vào vườn ít hao, dù cây con hay nhánh chết, ta nên giâm ở vườn ươm một thời gian cho cây tươi tỉnh. Khi thời tiết thuận lợi đem ra vườn trồng, cây sẽ không bị héo và mau phát triển.

Trồng một vườn cây ăn trái dù lớn hay nhỏ cũng nên có một khi dành riêng để giâm cây con trước khi đem trồng.

Có hai loại cây giâm:

Giâm cây con:


Cây con ươm từ hạt khi lên cao từ 2 tấc trở lên đem giâm vào khu giâm. Sau 1 năm tuổi ta có thể bứng nguyên cây hoặc chiết ngang gốc để trồng (xem cách giâm cây con).

Giâm nhánh chiết hoặc cây con chiết ngang:


- Giâm tạm (rấm)

Khi cắt một đầu chiết đã ra rễ trồng được ta nên đem rấm (giâm tạm) bằng cách để các bầu sát vào nhau nơi mát hoặc có mái che và đắp thêm vào rễ một cục đất bùn. Sau 15 ngày rễ sẽ mọc dài ra thêm thật nhiều, khi đó đem đi trồng nhánh sẽ không mất sức.

- Giảm thực thụ (thời gian từ 1 năm)

Nếu trong hoàn cảnh chuẩn bị vườn chưa xong mà muốn cây mau thu hoạch ta nên chuẩn bị cây giống và giâm trước. Nhờ cách này ta có thể rút ngắn thời gian thu hoạch tùy giâm lâu hay mau nhưng không quá 2 năm, vì cây lớn quá sẽ khó bứng. Cây giâm thực thụ phải thưa để cây phát triển. Khoảng cách giữa hai cây có thể từ 5 tấc đến 1 thước. Đây cũng là cách dự phòng để thay vào những cây chết trong vườn mỗi khi cần.

Kỹ thuật Gầy - Nhân giống quýt Hồng

Gầy giống bằng cây con là phương pháp tạo được nhiều cây giống nhất, vì là quá ...

4 điều nên biết khi ăn quýt

Thông thường mùa đông rất thích hợp để ăn quýt bởi quýt chứa một lượng lớn Vitamin ...

Cây quýt và công dụng

Quả hình cầu hơi dẹt, màu vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần ...

Sâu bệnh và dịch hại trên cây quýt hồng

Những bệnh thường gặp ở cây Quýt Hồng là: vàng lá nhỏ, nhỏ lá, bông lá - ...

Hãy giữ lại những vỏ quýt

Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu ...

Phương pháp trồng cây quýt đường đúng kỹ thuật

Quýt đường được cho là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không những múi ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt

Quýt ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để ...

Kỹ thuật trồng cam, quýt đường

Cam, quýt đường có khả năng trồng được cả ở đất bằng và đồi núi, nhưng trồng ...

Làm rượu khai vị với vỏ quýt

Chỉ với khoảng 10 phút, một ít vỏ quýt- một dược liệu đông y, bạn có thể ...

Các biện pháp hạn chế hiện tượng rụng trái ...

Rung trái non là hượng tương thường xảy ra trên cây ăn trái, ngay cả khi bà ...

Kỹ thuật trồng cây Quýt Hồng

Hoa thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả ...

Nguồn gốc cây quýt hồng

Lúc đầu tình cờ họ thấy trái quýt có màu sắc đẹp nên đem về trồng thử, ...

Quýt khỏe nhờ đạm

Quýt đường có thể trồng trên nhiều loại đất với điều kiện tưới tiêu tốt. Trong điều ...

Trồng giống quýt Hồng Lai Vung

Muốn cây mới đem trồng vào vườn ít hao, dù cây con hay nhánh chết, ta nên ...

Kỹ thuật trồng quýt hồng theo VietGAP

Nhánh chiết phải chọn từ cây mẹ 5 năm tuổi trở lên, sạch bệnh, cây khỏe, sai ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản