Theo Đông y, hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao, chán ăn, chóng mặt, viêm đường hô hấp, giúp long đờm.
Cây hoa mai trắng (bạch mai hoa) còn gọi cây mơ, lạp mai, bạch mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp, tuyết lý hoa… có tên khoa học là Prunus armeniaca L. Cây hoa mai trắng cao khoảng 3 – 5m, ra hoa vào mùa xuân, hoa có cuống ngắn, màu trắng và có mùi thơm; đài hình bánh xe, 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh mỏng, nhị nhiều xếp thành 2 vòng, bầu thượng, một ô.
Theo y học hiện đại, hoa mai trắng chứa nhiều tinh dầu như: borneol, linalool, benzyl alcohol, cineole, farnesol, terpineol, indol… và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten…Hoa mai trắng có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…
Theo Đông y, hoa mai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt, viêm đường hô hấp, giúp long đờm.
Thường người ta phơi khô hoa mai, hãm với nước nóng, uống thay trà để giữ ấm đường hô hấp trong mùa đông, giảm ho, trừ ho do phế nhiệt, ho dai dẳng lâu ngày. Sau đây là một số tác dụng của hoa mai trắng:
- Chữa ho dai dẳng: Hoa mai trắng 9g hãm uống thay trà trong ngày. Hoa mai trắng 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, tất cả đem ninh thành cháo, chế thêm một chút mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.
- Chữa chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai trắng 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.
- Chữa tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai trắng 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì uống.
- Chữa đau bụng do lạnh: Hoa mai trắng và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 – 6g với rượu.
- Chữa viêm họng mạn tính: Hoa mai trắng 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.
- Chữa nấc: Hoa mai trắng 5g, tai hồng 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai trắng vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày.
- Chữa chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai trắng 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa đau khớp do phong thấp: Hoa mai trắng 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đam ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 – 50ml.
- Chữa viêm da lở loét: Hoa mai trắng 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào tổn thương mỗi ngày 2 lần.
- Chữa viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai trắng tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào tổn thương.
- Chữa bỏng nhẹ: Hoa mai trắng lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.
- Chữa nôn, mửa: Hoa mai trắng 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống.
- Chữa viêm họng, viêm amydal cấp tính: Hoa mai trắng 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày; Hoa mai trắng 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống; Hoa mai trắng 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.
- Chữa mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai trắng 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.
- Chữa tức ngực, khó thở: Hoa mai trắng 10g, qua lâu 15g, đan sâm 10g, sắc uống trong ngày.
Theo DS Mỹ Nữ-Nông nghiệp Việt Nam
Bù lạch hay còn gọi là bọ trĩ có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra ...
Với phần 1 của Kỹ thuật trồng cây mai vàng các bạn đã nắm được một số ...
Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, ...
Chơi mai bonsai là một thú vui đã ăn vào máu thịt của người dân Việt Nam. ...
Cây mai vàng một trong những loại hoa đặc trưng của người miền nam mỗi dịp tết ...
Cây mai vàng bonsai là 1 trong những cây bonsai hết sức được ưa chuộng và có ...
Trồng mai kiểng là một thú chơi của nhiều người. Tuy nhiên, trồng như thế nào là ...
Kỹ thuật này đã được đăng ký thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Vì ...
Trồng mai trắng miền Bắc nên trồng ở nơi nhiều nắng, tránh tưới quá ẩm. Nên tưới ...
Năm nay là năm nhuận - 2 tháng 9 âm lịch. Đối với một số nhà Vườn ...
Đến tháng 3 hoặc tháng 4 tùy thời tiết nếu còn hạn hán, ít mưa hoặc chưa ...
Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để ...
Điều quan trọng nhất với mai kiểng là dáng cây và việc ra hoa đúng kỳ. Cành ...
Vào tháng 6- tháng 7 âm lịch, tùy thời tiết : mưa nhiều, mát cây sẽ vào ...
Cây mai ghép sau khi trưng bày chơi qua mấy ngày Tết, phải đem ra ngoài để ...
Có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt ...
Mai tứ quí là cây lâu niên, trồng càng già càng lâu, càng cỗi mới càng đẹp ...
Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thường ra hoa vào mùa khô và nở rải ...
Các cây thích ngày dài sẽ trổ bông khi đêm dần ngắn lại, các loài thích đêm ...
Trồng cây mai nhất định là Tết phải có hoa, vì cây mai mỗi năm chỉ ra ...
Có thể ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây đã phục hồi trở lại, bắt ...