Trái mận hay miền bắc còn gọi là trái roi khi trồng rất dễ bị ruồi đẻ trứng là là loại ruồi hại trái mận hại trọng nhất trên trái mận. Vậy cách phòng chúng như thế nào?
Trái mận hoa đỏ hình thuôn, màu đỏ sẫm, một số giống có màu trắng hay hồng. Thịt quả màu trắng bao quanh một hạt lớn. Cây mận hoa đỏ sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa trung bình hằng năm không thấp hơn 1520 mm. Hoa nở đầu mùa hè và ra quả trong ba tháng sau đó.
Phòng tránh ruồi đục trái mận
Khi mận ra trái rất dễ bị ruồi đẻ trứng, ấu trùng sinh sôi, nảy nở trong quả mận và làm hư trái. Ruồi chích vào quả đẻ trứng, nở thành sâu non làm quả thối rụng hàng loạt.
Ruồi trưởng thành nhỏ hơn con ruồi nhà một chút, màu nâu nhạt, có nhiều đốm vàng cam ở đầu và lưng. Có 3 sọc vàng xếp thành hình chữ U trên ngực và 2 sọc đen xếp hình chữ T trên thân mình.
Cách phòng trống ruồi hại mận:
– Đào hố, rắc vôi bột xung quanh thành hố, thu gom toàn bộ trái bị thối, rụng cho vào hố; rắc phủ một lớp vôi bột rồi lấp hố nhằm tiêu diệt trứng, sâu non và mầm bệnh không để lây lan sang các vụ sau. Phương pháp này phải được thực hiện thường xuyên.
– Bao quả bằng túi chuyên dùng cho cây ăn quả lưu ý túi bao phải thoát được hơi nước tránh làm thối trái mận và thu hoạch quả chín sớm hơn bình thường, không để quả chín quá lâu trên cây sẽ hấp dẫn ruồi đến ký sinh.
– Thu trái sớm hơn bình thường, đừng để trái mận chín đeo quá lâu trên cây.
– Thu nhặt hết những trái thối rụng ở dưới gốc đem đi tiêu huỷ để diệt dòi còn đang nằm ở bên trong.
– Thường xuyên vệ sinh vườn tược, tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết để vườn được thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thàn
– Do đặc điểm của ruồi đục quả có khả năng bay xa, con cái dùng vòi đẻ trứng vào bên trong vỏ trái, nên việc dùng thuốc hoá học có tính lưu dẫn, tiếp xúc và xông hơi để phun xịt mang lại hiệu quả không cao. Vì thế để hạn chế tác hại của ruồi đục trái cần áp dụng đồng bộ các biện pháp, khuyến cáo nông dân chú trọng khâu bao trái, đồng thời thường xuyên kiểm tra, thăm vườn, khi phát hiện ruồi vàng gây hại thì tiến hành đặt bẫy dẫn dụ con trưởng thành đến để tiêu diệt.
Lưu ý: Không nên xịt thuốc hoá học trực tiếp lên trái mận, vì vỏ trái mận rất mỏng, thuốc rất dễ dàng ngấm vào bên trong trái gây nguy hiểm cho người ăn.
Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch ...
Mận khi chín thường bị một loại sâu dòi đục vào bên trong ăn phá làm cho ...
Sâu đục trái và dòi là 2 loại tác động nhiều nhất lên trái roi
Trồng doi vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. ...
Ở miền Bắc gọi là roi, miền Nam gọi là Mận, roi là giống cây ăn trái ...
Bón phân cho cây nên chia làm nhiều đợt, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho ...
Roi An Phước - Mận An Phước thuần giống có dạng hình trái quả dài, lớn trái, ...