Cây ăn quả >> Cây Roi

Phương pháp trồng roi - trồng mận

Trồng doi vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô ủ xung quanh gốc cây.

Đất trồng roi có độ mùn 2-2,5% trở lên, có tầng dày trên 50cm, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước.

I. Đào hố

Hố trồng có kích cỡ 60x60x60cm hoặc 50x60x70cm, hố cách hố 44m, mật độ 625 cây/ha. Hố đào xong bón lót mỗi hố 20-25kg phân chuồng hoai + 200g lân nung chảy + 100g sunphat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ với đất và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng.

II. Thời vụ

Trồng roi vào tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và tháng 11-12 sau khi rụng lá. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô ủ xung quanh gốc cây.

III. Chăm sóc

- Tháng đầu nếu trời khô hanh phải tưới nước hàng ngày. Diệt cỏ, xới xáo quanh gốc.

- Mùa mưa chống ngập úng, mùa khô lạnh cần xới xáo, ủ gốc giữ ẩm cho cây.

- Cắt bỏ sớm các chồi dại từ phần cây gốc ghép, để tập trung dinh dưỡng cho mầm ghép sinh trưởng phát triển.

- Khi cây cao 1-1,2m bấm ngọn tạo ra 4-5 cành cơ bản. Năm sau lại bấm ngọn các cành để tạo cành thứ cấp.

IV. Bón phân


Roi dưới 4 năm tuổi bón phân mỗi năm 1 lần vào đầu năm: 15kg phân hữu cơ + 0,4kg supe lân + 0,3kg clorua kali, 0,5kg urê, riêng lượng urê chia bón làm 2 lần đầu và cuối năm.

Với vườn roi 4-10 năm tuổi bón 3 lần/năm, vào tháng 2-3, 6-7, 11-12, với lượng phân: đầu năm bón 0,4kg urê + 0,2kg clorua kali để cây nảy lộc, hoa và quả; giữa năm bón 0,4kg urê + 0,25kg clorua kali để cây hồi sức sau thu hoạch; cuối năm bón 20-30kg phân chuồng + 0,7kg supe lân + 0,15kg clorua kali giúp cây chuẩn bị ra hoa.

Với roi trên 10 năm cũng bón mỗi năm 3 lần, với lượng phân tăng gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần tùy thực trạng vườn.

V. Phòng trừ sâu bệnh

Cây roi thường bị các loại sâu bệnh như: sâu cánh cứng ăn lá, sâu đục cành, rệp sáp, rệp muội, bọ xít, sâu non, bọ cánh vẩy hại đọt non, bệnh phấn trắng, bệnh chảy nhựa. Việc chăm sóc, bón phân, vệ sinh, quét vôi gốc… có tác dụng hạn chế tác hại của sâu bệnh cho vườn mận.

Sử dụng các loại thuốc như: Selecron 500ND pha 0,1%, Trebon 10EC pha 0,5-1% để diệt côn trùng, với nhện dùng Ortus 5SC pha 0,1%, với rệp sáp phun Supracid 20EC pha 0,1%.

Dùng Tilt super 300ND pha 0,1% trừ bệnh phấn trắng, với bệnh chảy nhựa cần cạo vỏ và phun Aliette 80WP pha 0,3% hoặc quét Boodo đặc 10% lên vết bệnh.

VI. Thu hái và bảo quản

Thu hái khi quả đã chín hẳn. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, nên hái khi còn ương, độ già khoảng 79-90%, trước khi quả chín 7-10 ngày.
Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm giập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ, giấy mềm để vận chuyển không bị giập nát.
Bảo quản roi ở nơi khô, mát, thoáng. Nên xếp vào các sọt để trên giàn, tránh đổ thành đống.

Kỹ Phương pháp trồng roi

Theo báo Nông thôn ngày nay

Trồng và chăm sóc roi - mận

Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch ...

Phòng trị ruồi đục trái roi - trái mận

Mận khi chín thường bị một loại sâu dòi đục vào bên trong ăn phá làm cho ...

Sâu đục trái roi và biện pháp phòng trừ

Sâu đục trái và dòi là 2 loại tác động nhiều nhất lên trái roi

Cách phòng ruồi đục trái mận hữu hiệu

Trái mận hay miền bắc còn gọi là trái roi khi trồng rất dễ bị ruồi đẻ ...

Kỹ thuật trồng roi

Ở miền Bắc gọi là roi, miền Nam gọi là Mận, roi là giống cây ăn trái ...

Kỹ thuật bón phân cho cây roi - cây mận

Bón phân cho cây nên chia làm nhiều đợt, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho ...

Trồng roi An Phước - mận An Phước

Roi An Phước - Mận An Phước thuần giống có dạng hình trái quả dài, lớn trái, ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản