Măng cụt là một trong những loại trái cây Việt nam, vừa có giá trị dinh dưỡng cao lại có giá trị kinh tế lớn. Vì vậy, bà con nên nắm vững kỹ thuật trồng cây măng cụt cho năng suất cao nhất.
Có nguồn gốc từ Malaysia, ngày nay măng cụt đã là loại quả phổ biến toàn Đông Nam A và một số vùng châu Phi. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút.
Măng cụt được trồng ở đâu?
Măng cụt thích hợp với khí hậu nắng ấm nên trồng nhiều ở những tỉnh như Tây Ninh, TPHCN, Bình Dương xa nhất chỉ đến huế nhưng rất ít.
Tác dụng của măng cụt: cũng được xem như là những thuốc chống dịch tả, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch. Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da. Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế và đại tràng, có công năng thu liễn, sáp trường, chi huyết, dùng trị tiêu chảy, ngộ độc chất ăn, khi bệnh thuyên giảm thì thôi, dùng lâu sinh táo bón.
Kỹ thuật trồng măng cụt ra nhiều trái:
Măng cụt có thể được nhân giống bằng cách ghép đọt hoặc gieo hạt. Phương pháp ghép không đạt hiệu quả cao do cây con có tỉ lệ hao hụt rất lớn; cây ghép cho trái nhỏ và ít hơn so với cây trồng bằng hạt. Gieo hạt là phương pháp nhân giống phổ biến của măng cụt. Măng cụt đậu trái không thụ phấn, hạt măng cụt được phát triển từ phôi cái nên cây trồng từ hạt có đặc tính giống như cây mẹ.
Khi cây con được 2 năm tuổi thì đem đi trồng, lúc này cây có 12-13 cặp lá và 1 cành cấp 1, khoét lỗ trên mô vừa với bầu đất, nhẹ nhàng đặt cây vào, lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc giữa cây không bị đổ ngã. Khi đặt cây cần cẩn thận để không bị hư rễ.
Tưới nước: Măng cụt là cây có nhu cầu nước rất lớn, nhất là giai đoạn cây con và cây đang mang trái vì sau khi trổ tháng 12 dương lịch là thời kỳ không mưa. Do đó, cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổ hoa, trái.
Thu hoạch và bảo quản măng cụt: Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và tránh sự va chạm mạnh trên trái nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát. Nên dùng dụng cụ có túi vải để hái trái, tránh để trái rơi tự do trên mặt đất làm xay xát vỏ trái…
Măng cụt hiện giờ là cây có giá trị kinh tế cao tuy nhiên cũng rất khó ra trái do điều kiện khí hậu vì thế khi canh tác măng cụt bà con chú ý tới chế độ chăm sóc cho măng cụt thật tốt.
Chúc bà con thành công!
Từ năm 2010 đến nay, tình trạng nhà vườn ở ĐBSCL đốn hạ măng cụt để trồng ...
Các nhà khoa học TP Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu thành công việc bảo quản măng ...
Măng cụt là trái cây khá phổ biến ở Việt Nam. Loại quả này có tác dụng ...
Măng cụt là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên mỗi năm ...
Xì mủ, sượng trái là một hiện tượng khá phổ biến trên cây măng cụt. Triệu chứng ...
Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, chúng lan dần ra tạo ...
Tác nhân là do nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây ra.
Chất đường và acid bị rỉ ra ngoài tạo nên sự đọng lại của pectin làm thịt ...
Trên thân và cành có sự xuất hiện có những vết loét, vết u sần, đôi khi ...
Cây măng cụt còn nhỏ rất mẫn cảm với ánh nắng mặt trời, giai đoạn này vườn ...
Để đảm bảo cho măng cụt năng suất cao và chất lượng qủa ngon cần bón phân ...
Hái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và giảm đến mức thấp ...
Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu ...
Măng cụt không những là loại quả có vị ngọt nhẹ rất dễ ăn mà còn rất ...
Măng cụt được coi là nữ hoàng của các loại hoa quả bởi những tác dụng diệu ...
Tỉa bỏ cành vượt, cành cấp 1, vượt ra khỏi khung tán và cắt bỏ những lá ...
Măng cụt không kén đất nhưng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, dễ thoát nước, ...
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là ...
Cây măng cụt có thế trồng được quanh năm, nhưng thường được trồng vào đầu mùa mưa ...
Xử lý ra hoa cũng đòi hỏi trình độ. Vì tạo được đọt non phát triển chưa ...