Việc trồng các loại rau xanh và cây quả sạch tại nhà đang dần trở nên quen thuộc với không ít gia đình thành thị. Chúng không chỉ giúp không gian nhà ở thêm xanh mát mà còn mang lại lợi ích lâu dài về sức khỏe.
Hôm nay, bạn sẽ được biết thêm cách trồng một loại quả rất hữu dụng cho gian bếp - trái dứa. Để trồng theo cách này, bạn sẽ cần sử dụng thân cây và làm theo các thao tác vô cùng đơn giản sau đây:
1. Chuẩn bị
Quả dứa: Lấy cả quả bao gồm cả phần thân; quả phải to, mắt lớn, chín vàng và cuống nhỏ.
Đất: Chọn đất xốp, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt để đảm bảo cho dứa đâm rễ sâu.
Chậu Hoa: Nếu kết hợp làm cảnh, hãy chọn chậu có hoa văn bắt mắt nhé!
Dụng cụ: xẻng nhỏ, cốc nước, dao, que xiên.
Chọn dứa quả phải to, mắt lớn, chín vàng và cuống nhỏ.
Dụng cụ cần có để trồng dứa
2. Cách trồng
Bước 1: Đầu tiên, bạn dùng tay, khéo léo vặn phần lá ra khỏi thân sao cho giữa thân cây không bị gãy. Sau đó, cắt bỏ đi phần đế và bỏ các lá dứa ở vết cắt. Vặn khéo phần đầu cuống quả dứa
Bước 2: Rót nước vào cốc. Dùng xiên que xăm các đầu chia đều vào phần cuối của thân dứa. Xăm que và đặt thân dứa vào cốc
Bước 3: Để thân dứa vào cốc nước và đặt ở nơi có nhiều ánh sáng (không cần ánh sáng trực tiếp). Để như vậy trong ba ngày và thay nước thường xuyên, mỗi ngày một lần để tránh làm thối gốc.
Để thân dứa ra ngoài ánh sáng, chờ sau ba ngày sẽ thấy rễ mọc ra từ thân cây
Bước 4: Dùng xẻng xúc đất vào chậu cây đã chọn và lấy dứa đặt vào trồng. Chú ý chỉ trồng phần trổ rễ ở gốc thân cây.
Trồng dứa vào chậu và chăm sóc hàng ngày
3. Chăm sóc và thu hoạch
Mỗi tuần bạn chỉ cần tưới nước cho cây 2 lần là đủ lượng nước cung cấp cho cây. So với cách trồng thông thường, trồng dứa trong chậu cần nhiều thời gian hơn để đậu trái. Điều kiện thuận lợi để cây phát triển tốt là cần nhiệt độ vừa phải, dinh dưỡng tốt, đất mùn xốp và ánh sáng đủ.
Mỗi năm, cần bón thêm khoảng 3 lần phân và đầu, giữa và cuối mùa mưa. Sau khi cây bắt đầu nở hoa, để dưỡng quả, bạn có thể bón thêm phân một lần nữa.
Đây là chậu dứa trồng được trong nhà. Sau khoảng 1 - 1,5 năm bạn có thể thu hoạch được trái.
Cây dứa cũng giống như một số loại cây ăn quả khác là có thể nhân giống ...
Sử dụng nấm đối kháng để phòng trị bệnh thối nõn và thối rễ tháincorên cây dứa
Lá cây bị biến màu và có màu vàng trắng xen lẫn với những đốm màu xanh ...
Dứa hỏng nhanh khi thành phần khí quyển nơi bảo quản thiếu ôxy để quá trình ...
Giống dứa, nên dùng giống Cayen Cách xử lý ra hoa, quả trái vụ: Có hai sản ...
Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử ...
Cây Dứa dại còn gọi là dứa gỗ, dứa gai… tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. ...
Bên cạnh các vitamin và khoáng chất mà hầu hết các loại trái cây đều có, khóm ...
Cây dứa - Hay còn gọi là thơm là một trong những loại cây cho quả được ...
Người ta đã mệnh danh cho dứa là vua của loài hoa quả để nói rằng cây ...
Kéo dài thời gian thu hoạch dứa giúp cho người trồng chủ động trong việc thu hoạch ...
Trổng bằng chổi nách mau cho quả, sản lượng cao. Trung bình sau khi trồng khoảng trên ...
Dứa tuy là cây chịu hạn khá, có thể trồng trọt ở những nơi đất khô cằn ...
Dứa ớ nước ta có thể trồng dày 30.000 cây/ ha. những công thức mật độ càng ...
Thời vụ trồng dứa không yêu cầu chặt chẽ như một số cây trồng khác. Có thể ...
Quả dứa được đánh bỏ chồi ngọn phát triển cân đối,quả to, nặng cân, hình dáng quả ...
Để trồng dứa được tốt, chúng ta cẩn có hiện pháp đề phòng rệp sáp và bệnh ...
Muốn vườn dứa ra hoa tự nhiên, thu quả vào mùa hè một cách tập trung, đồng ...
Dứa cayenne là một loại cây trồng có khả năng thích nghi rộng phát triển tốt trên ...
Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu mua đúng loại thuốc ethrel đảm bảo chất lượng, làm đúng ...
Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.
Canh tác dứa hiện nay của nông dân quá dầy về mật độ – khoảng cách trồng, ...