Cây ăn trái >> Cây Xoài

Phòng trừ sâu hại xoài

Tổng hợp các loại sâu hại xoài, biện pháp phòng trừ các loại sâu hại xoài

1. BỌ CẮT LÁ: (Deporaus marginatus-Curculionidae-Coleoptera)

Con cái thân dài 5mm cánh cứng màu đen có nhiều lông, miệng kéo dài như 1 cái vòi. Râu đầu màu đen. Phân nữa đốt đùi chân có màu nâu sáng, phần còn lại màu nâu đen. Con đực thân dài 4,5mm, vòi ngắn hơn, cánh cứng màu nâu, viền cánh màu đen. Cả con cái và con đực ở phần đầu và ngực đều có màu đỏ cam.

Trứng hình bầu dục, dài 0,5mm, màu trắng sữa đến vàng nhạt. Sâu non màu xanh đen, không chân, đẩy sức dài 5-6mm. Nhộng màu nâu dài 5mm

Bọ trưởng thành bay nhanh và rơi xuống đất khi bị động.Trứng đẻ rải rác dọc theo gân chính của lá non, trên 1 lá có từ 10-30 trứng. Sau khi đẻ trứng xong, bọ lớn cắn ngang lá ngay phía trên các vị trí đẻ trứng. Phần lá bị cắt mang theo trứng sẽ rơi xuống đất. Sâu non sau khi nở đục từ gân chính ra mép lá, ăn phần mô lá và chừa lại 1 lớp màng mỏng phía trên lá. Sâu non đẩy sức chui xuống đất hóa nhộng

Tác hại chủ yếu do bọ trưởng thành cắt lá và gặm lá non làm khuyết hoặc đứt cả lá, cành non có thể bị trụi lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa kết quả

Giống xoài bưởi thường bị hại nặng hơn các giống xoài khác.Ở ĐBSCL bọ x/h quanh năm, mật độ cao vào giai đoạn cây xoài ra lá non từ tháng 1-3.

Vòng đời: 5—60 ngày.Trong đó: trứng: 2-3; ngày sâu non: 7-8; ngày nhộng: 9-11 ngày; Bọ trưởng thành sống và dẻ trứng kéo dài hàng tháng

Phòng trừ:

+ Thu gom thiêu hủy các lá non bị cắt rơi xuống đất

+ Những vường bị hại nặng nên cày xới đất phía dưới tán lá cây bị hại để diệt nhộng

+ Khi sâu trường thành phát sinh nhiều dùng các thuốc trị sâu thông thường để phun trừ: ACE 5EC, ANITOX 50SC, CARMETHRIN 10&25EC, CATODAN 18SL&95WP, FENTOX 25EC

2. CÂU CẤU XANH LỚN: (Hypomeces squamosus-Coleoptera-Cucurlionidae)

Bọ cánh cứng, hình bầu dục, dài 7-10mm. Cánh cứng màu xanh vàng có ánh kim nhũ, đầu kéo dài như 1 cái vòi; phía ngọn ống đầu là miệng nhai, hai bên ống đầu có đính đôi râu hình gấp khúc, trên râu có nhiều lông tơ nhỏ, trứng hình bầu dục dài 1mm, màu trắng ngà. Sâu non màu trắng sữa, mình hơi cong, không có chân ngực và chân bụng, đẩy sức dài 12-15mm. nhộng trần màu trắng ngà, dài 10mm,có mầm vòi rõ rệt

Bọ lớn ban ngày ẩn trong tán lá hoặc dưới đất.đẻ trứng rải rác từng quả trên mặt đất quanh gốc cây, sâu non sống trong đất, ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Hóa nhộng trong đất

Tác hại chủ yếu là do bọ lớn ăn khuyết lá, cắn đứt chồi non và rụng hoa, mật độ cao ăn lá xơ xác. Phá hại nhiều cây như: bắp, đậu, bông, chè cam quít, chôm chôm, nhãn, xoài

Vòng đời 50-60 ngày, bọ trưởng thành có thể sống và phá hại hàng tháng

Phòng trừ:

+ Dùng tay hoặc vợt bắt bọ lớn 

+ Phun thuốc như trên khi sâu phát sinh nhiều.Ở vườn thường bị hại nên dùng thuốc hạt rãi quanh gốc cây 1-2 lần một năm vào đầu và cuối mùa mưa: CAZINON 10H, PALM 5H, CAGENT 3G, CATODAN10H

3. Vòi voi đục ngọn: (Chưa xác định loà i - Cucurlionidae-Coleoptera)

Bọ cánh cứng, thân hình thon, dài 8 - 8,5mm, màu nâu đen. Phần cuối cánh có nhiều lông nhỏ màu vàng nâu. Vòi dài, hơi cong. Da co thể không trơn láng mà có nhiều u lồi ở phần ngực và đầu, hoặc u lõm ở cánh, vòi và chân rất đặc biệt. Chân phát triển, cặp chân trước lớn nhất với 1 gai nhọn trên đốt đùi và trên đốt chày. Trên cả 3 cặp chân, đốt đùi rất dài so với các đốt khác.Râu đầu hình đầu gối, cuốn râu dài, phần ngọn râu nở to hình búp sen

Trứng màu trắng sữa,hình bầu dục dài 1mm. sâu non màu trắng ngà, đầu màu nâu vàng, không có chân, đẩy sức dài 9-10mm. Nhộng trần màu vàng nhạt

Bọ trưởng thành dùng vòi nhai đục nhiều lỗ liên tiếp nhau theo 1 đường thẳng trên chồi tạo thành các buồng đẻ trứng có dạng bầu dục rồi đẻ trứng vào đó, mỗi buồng thường chỉ chứa 1 trứng. Sau khi nở, sâu non đục vào chồi, ăn phá phần mô bên trong làm chồi bị héo khô, trên 1 chồi có thể có nhiều sâu non cùng phá làm chồi chết nhanh. Từ các vết đục thường có chất dịch màu trắng sữa chảy ra, về sau dịch khô đi và có màu vàng nâu, sâu non có thể chui qua lỗ đục sang phá hại chồi khác. Hóa nhộng trong chồi bị hại

Phòng trừ:

+ Cần ngắt bỏ ngay chồi bị hại để diệt SN

+ Phun thuốc Anitox 50SC, Cazinon 50ND, Fentox 25EC, Rothoate 50EC, CAHERO 585 EC, CAREMAN 40EC.

4. Vòi voi đục cành: (Chưa xác định loài - Curculionidae-Coleoptera)

Bọ hình bầu dục tròn, thân dài 5mm, màu nâu, trên cánh cứng có 1 chấm đen to hình bán cầu, khi đậu yên 2 đốm ở 2 cánh kết hợp thành 1 đốm tròn lớn. Phần lưng cong vòng lên.Vòi dài và rất cong.

SN màu trắng ngà, mập, đầu màu nâu vàng, không có chân, đẫy sức dài 7-8 mm. nhộng trần,màu vàng nhạt

Bọ trưởng thành thường đẻ trứng vào chổ chạc ba và gốc cành phân nhánh.sau khi nở, sâu non đục vào chổ phân nhánh làm nhựa chảy ra, sau đó tạo thành 1 cục nhựa khô đen, trong 1 chổ đục có từ 1-3 sâu non. Hóa nhộng trong lỗ đục

Do sâu non nhỏ, sức ăn phá không lớn nên 1 số cành bị hại vẫn sinh trưởng, tuy có chậm đi. Nếu có vài sâu non cùng phá và cành nhỏ thì cành có thể bị khô héo

Phòng trừ: Khoét chổ bị hại để bắt sâu,cắt bỏ cành bị khô héo và phun thuốc như với vòi voi đục ngọn

5. RẦY BÔNG XOÀI: (Idioscopus niveosparsus-Homoptera-Cicadellidae)


Rầy trưởng thành dạng cái nêm, đầu to và tròn, dài 4mm, màu xanh nhạt hoặc xanh nâu. Trứng có màu trắng sữa, hình thon, dài 0,8mm. Rầy non không cánh, màu sắc biến đổi từ trắng đến xanh hoặc vàng đen, ở tuổi cuối dài 3,7mm

Rầy trưởng thành rất linh hoạt, sau khi vủ hóa di chuyển ngay đến nơi đẻ trứng từng quả trên nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Con cái đẻ 100-200 trứng. Rầy thích ánh sáng đèn.

Hoa xoài bị chích hút trở nên nâu, khô và rụng làm giảm tỉ lệ đậu quả, năng suất có thể giảm 20%, cá biệt thất thu hoàn toàn, trong khi sinh sống Rầy còn tiết ra chất mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa, làm giảm quang hợp. Chổ vết chích đẻ trứng trên hoa và cuống lá non sẽ gây vết thương cho cây có thể làm chết khô các bộ phận nầy, trên 1 chùm hoa có thể có hàng trăm con rầy

Có nhiều thiên địch ăn thịt và ký sinh nhất là ong ký sinh trứng. Hàng năm rầy phát sinh nhiều vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa,nhiều nhất lúc hoa nở sau đó giảm dần. Khi quả lớn hầu như không còn rầy nữa

Vòng đời: 16-21 ngày trong đó trứng 5-6 ngày, rầy non:11-15 ngày, rầy trưởng thành sống 4-7 ngày

Phòng trừ:

+ Sau khi thu hoạch,xén tỉa cành và vệ sinh vường thông thoáng

+ Trước khi cây ra hoa từ 1-2 tuần lể dùng bẫy đèn bắt Rầy trưởng thành

+ Khi xoài vừa ra nụ nên phun Hopkill 50ND,Capcin 20EC&25WP,Fentox 25EC,CANON 100SL, ACE 5EC, CARMATHRIN 10 &25EC

6. RỆP SÁP PHẤN (Rastrococcus spinosus- Homoptera-Pseudococcidae)


Rệp trưởng thành không cánh, dài 3-3,5mm; cơ thể dẹp, chung quanh có các sợi tua sáp trắng dài, các sợi sáp ở đuôi bụng dài gấp trên 2 lần cơ thể

Rầy trưởng thành và rầy non tập trung dọc gân lá chích hút nhựa lá xoài. Mật độ cao làm lá vàng hoa rụng. Có nầm bồ hóng làm đen là và quả

Có nhiều loài thiên địch ăn thịt và ký sinh

Vòng đời rệp kéo dài 5-5 tuần lể

Phòng trừ:

+ Tỉa cành thông thoáng

+ Dùng nườc phun mạnh vào chổ có rệp

+ Dùng dầu khoáng hoặc phun xịt luân phiên Cazinon 50 50ND,Fentox 25EC,ACE 5EC,ANITOX 50SC,CARMETHRIN 25EC,CAHERO 585EC

7. RẦY GÂY MỤN XOÀI: (Pachypsylla celtidismamma Psylla magnicauda)

Rầy trưởng thành rất nhỏ, đẻ trứng vào trong mô lá non. Rầy non sau khi nở nằm ngay trong mô lá chích hút nhựa các tế bào mô lá bị chích hút phình to lên thành những u mụn đầy trên mặt lá. Bên trong mụn rỗng, rầy non nằm trong đó chích hút và phát triển. Khi vủ hóa, rầy trưởng thành đục lỗ nhỏ trên nốt mụn để chui ra. Sau đó các vết mụn trở nên cứng, có màu đen. Một số lá dày đặc các mụn, song tác hại đến cây không đáng kể

Phòng trừ: Khi mới phát hiện có mụn trên lá có thể dùng các thuốc trừ sâu thông thường để phun trừ

8. BỌ TRĨ: (Scirtothrips dorsalis - Bộ:Thysanoptera)

+ Bọ trĩ dài 0,8-1mm, cuối bụng nhọn, màu vàng cam, cánh hẹp. Hai bên rìa có nhiều lông nhỏ dài. Trứng nhỏ, hình bầu dục. Giai đoạn tiền nhộng có màu vàng, lộ rõ hai mầm cánh. Nhộng màu vàng sẫm, mắt màu đỏ, râu đầu ngắn.

+ Bọ trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non, cành hoặc quả non. Con cái đẻ 20-25 trứng. Khi đẫy sức bọ non rơi xuống đất hóa nhộng hoặc hó nhộng nơi các kẻ nứt của cây hoặc trong lá cuốn lại.

+ Bọ lớn và nhỏ tập trung mặt dưới lá chích hút làm phiến lá biến màu và cong lại. Trên quả non, bọ chích vào tế bào biểu bì tạo ra các mảng sẹo màu xám trên vỏ

+ Bọ trĩ phát triển nhiều trong mùa khô nắng.Quả phía ngoài tán lá cây bị hại nặng hơn: vỏ nhám đen, sần sùi, giảm giá trị thương phẩm. Vòng đời: 15-20 ngày

Phòng trừ:

Dùng nước tưới lên cây có thể hạn chế mật độ bọ trĩ

Luân phiên phun các loại thuốc CARMETHRIN 10&25EC ,  ACE 5EC,  ANITOX 50SC,CANON 100SL

9. SÂU ĂN LÁ (Penicillaria jocosatrix-Pyralidae-Lepidoptera)

Bướm màu xám,thân dài 15mm,trên cánh trước có những đường vân ngang màu nâu đen,hơn nửa cánh sau kể từ gốc cánh có màu trắng rất đặc trưng

Trứng màu xanh nhạt hình bán cầu.Sâu non màu xanh vàng, trên cơ thể có nhiều đốm màu nâu đỏ, khi đẫy sức cơ thể có màu nâu hồng, dài 25mm.nhộng màu nâu

Bướm hoạt động ban đêm.đẻ trứng rải rác trên lá. Sâu non có sức ăn phá rất mạnh,có thể ăn trụi lá trong 1 thời gian ngắn. Ngoài ăn lá, sâu còn đục vào ngọn xoài gây khô chết ngọn. Kiến vàng là thiên địch quan trọng của sâu

Vòng đời 22-25 ngày, trong đó trứng: 2-3ngày; sâu non: 13-15 ngày; nhộng 7-8 ngày

Phòng trừ:

+ Nuôi kiến vàng

+ Dùng các thuốc trừ sâu thông thường

10. SÂU ĐUC NGỌN (Chlumetia transversa-Noctuidae-Lepidoptera)

Bướm nhỏ, thân dài 7-8mm, sải cánh rộng 18mm, thân và cánh màu nâu bóng, mép ngoài cánh trước có những sọc ngang gãy khúc rất rõ, sát mép cánh có 1 hàng chấm đen

Trứng mới nở có màu trắng, khi gần nở có màu nâu. Sâu non màu hồng, đẫy sức dài 13mm. Nhộng nâu đỏ, dài 10mm

Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng rải rác từng quả trên chồi và lá non. Sâu non mới nở đục ngay vào gân chính, cuống lá non hoặc chồi non, sau đó chui dần xuống thân chồi non, chồi bị hại sẽ héo khô. Sâu cũng ăn hoa xoài làm hoa bị khô và rụng. Đôi khi sâu còn ăn cả lá non. Sâu hóa nhộng trong chồi bị đục

Vòng đời: 30-37 ngày, trong đó Trứng :3-4 ngày; SN:12-15 ngày; Nhộng: 11-13 ngày; Bướm đẻ trứng 4-5 ngày

Phòng trừ:

+ Phát hiện chồi mới bị hại cắt bỏ tiêu hủy ngay để diệt sâu non

+ Phun Fentox 25EC, Rothoate 50 EC,Ace 5EC,Anitox 40&50SC, Cazinon 50ND, Cagent 800WP,Careman 40EC

11. Sâu ăn hoa (Thalassodes falsaria- Geometridae-Lepidoptera)

• Bướm tương đối nhỏ, thân dài 15mm, sải cánh rộng 25mm. Thân và cánh màu xanh nhạt, mép cánh trước và cánh sau có đường viền màu nâu

• Sâu non dạng sâu đo, màu xanh vàng giống màu hoa nhãn, trên thân có những chấm nhỏ màu vàng nâu, đẫy sức dài 25-30mm. Nhộng dài 16mm, lúc đầu xanh nhạt, sắp hóa bướm chuyển vàng nâu

• Bướm đẻ rải rác trên các chùm hoa mới nhú. Sâu non nhả tơ kết dính các hoa lại che kín cơ thể và ăn trụi các nhánh hoa. trên 1 chùm hoa có nhiều sâu, sâu phá hại từ lúc chùm hoa mới nhú cho đến khi đậu quả, làm giảm số lượng quả trên cây. Khi đẫy sức, sâu non hóa nhộng trong các chùm hoa khô bị đính lại. Các đợt hoa ra sau thường bị hại nặng

• Phòng trừ: Phun thuốc trừ sâu thông thường khi cây bắt đầu ra hoa

12. Bướm hút quả: (Eudocima Salaminia-Lepidoptera-Noctuidae)

Bướm tương đối lờn,thân dài 30-35mm, sải cánh rộng 80-90mm. Khi mới vủ hóa cánh trước phản chiếu ánh màu xanh, sau một thời gian chuyển màu nâu xanh, dọc rìa cánh trước có một dải màu nâu tím. Cánh sau màu vàng, rìa có màu đen, giữa cánh có một đốm đen hình chữ C. Vòi chích hút nhọn và cứng, có nhiều ngạnh gai và lông cứng

Trứng hình cầu,màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Sâu non lớn tuổi màu nâu đen, trên cơ thể có nhiều đốm trắng, xanh,đỏ rất đẹp, khi di chuyển cơ thể cong lên dạng sâu đo, nhộng màu nâu đỏ hoặc đen bóng, dài 27-30mm

Bướm hoạt động ban đêm,ban ngày ẩn trong tán lá dầy của những cây hoang dại. Ban đêm mắt bướm chiếu sáng lấp lánh. Đẻ trứng rải rác trên lá cây hoang dại là thức ăn của sâu non Bướm tương đối lờn, thân dài 30-35mm, sải cánh rộng 80-90mm. Khi mới vủ hóa cánh trước phản chiếu ánh màu xanh,sau một thời gian chuyển màu nâu xanh, dọc rìa cánh trước có một dải màu nâu tím. Cánh sau màu vàng, rìa có màu đen, giữa cánh có một đốm đen hình chữ C. Vòi chích hút nhọn và cứng,có nhiều ngạnh gai và lông cứng

Trứng hình cầu, màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Sâu non lớn tuổi màu nâu đen, trên cơ thể có nhiều đốm trắng, xanh, đỏ rất đẹp, khi di chuyển cơ thể cong lên dạng sâu đo.nhộng màu nâu đỏ hoặc đen bóng, dài 27-30mm

Bướm hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn trong tán lá dầy của những cây hoang dại. Ban đêm mắt bướm chiếu sáng lấp lánh. Đẻ trứng rải rác trên lá cây hoang dại là thức ăn của sâu non. Bướm đánh hơi mùi quả chín xa vài Km. sâu non không hại cây, chỉ ăn lá cây dại. Tác hại chủ yếu do bướm chích hút quả già đến chín.Bướm dùng vòi chích qua vỏ tới phần thịt quả để hút chất dịch. Vết chích rất nhỏ, lúc đầu khó phát hiện, vài ngày sau quanh vết chích có màu nâu, mềm,dùng tay bóp nhẹ vết chích có dịch quả chảy ra, quả thối và rụng nhanh nếu vi sinh vật và ruồi xâm nhập vào trái

Vòng đời 40-45 n,trong đó TRứng 3-4 ngày; sâu non: 22-28 ngày; sâu trưởng thành : 10-12 ngày; Bướm sống hàng tháng

Phá hại cam,quít,nhãn,ổi,đu đủ,chôm chôm, Xoài. Khế. lục bình, vải, mận, lựu

Phòng trừ:

+ Chặt bỏ cây tạp chung quanh vườn

+ Dùng vợt bắt bướm ban đêm từ 18-22 giờ

+ Lấy quả chín tẩm thuốc sâu đặt quanh vườn để bẩy bướm

+ Bao quả

Bướm đánh hơi mùi quả chín xa vài Km. Sâu non không hại cây, chỉ ăn lá cây dại. Tác hại chủ yếu do bướm chích hút quả già đến chín. Bướm dùng vòi chích qua vỏ tới phần thịt quả để hút chất dịch. Vết chích rất nhỏ, lúc đầu khó phát hiện, vài ngày sau quanh vết chích có màu nâu, mềm,dùng tay bóp nhẹ vết chích có dịch quả chảy ra, quả thối và rụng nhanh nếu vi sinh vật và ruồi xâm nhập vào trái

Vòng đời 40-45 ngày,trong đó TRứng 3-4 ngày; sâu non: 22-28 ngày; trường thành : 10-12 ngày; Bướm sống hàng tháng

Phá hại cam, quít, nhãn, ổi, đu đủ, chôm chôm, Xoài. Khế. lục bình, vải, mận, lựu

Phòng trừ:

+ Chặt bỏ cây tạp chung quanh vườn

+ Dùng vợt bắt bướm ban đêm từ 18-22 giờ

+ Lấy quả chín tẩm thuốc sâu đặt quanh vườn để bẩy bướm

+ Bao quả

13. Sâu đục trái (hột) Xoài: (Deanolis albizonalis - Pyralidae - Lepidoptera)

a. Nhận biết:

- Khi quả bị sâu hại, ở phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành một chấm đen. Sâu tấn công chủ yếu là phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi,… phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.

b. Đặc điểm phát sinh, gây hại

Trứng được đẻ trên quả xoài non, khoảng 30-45 ngày sau khi hình thành quả và kéo dài cho đến khi thu hoạch.

Sâu non có 6 tuổi. Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, sâu non rơi xuống đất để hóa nhộng trong 1 cái kén bằng tơ và đất.

Trưởng thành hoạt động chủ yếu về đêm, ban ngày ẩn trốn dưới các lá cây. Trưởng thành thích đẻ trứng trên những quả khuất ánh sáng.

Sâu tấn công ở các giai đoạn phát triển của quả nhưng sâu rất thích tấn công khi quả còn non. Thường mỗi quả có từ 1-2 con, nhưng vào những lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả. Khi bị tấn công vào giai đoạn quả nhỏ, quả sẽ bị rụng. Vào giai đoạn quả lớn, quả có thể vẫn còn dính trên cây.

c. Biện pháp phòng trừ


Thu lượm những quả bị hại đem tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong quả.

Trong điều kiện cho phép, sau khi thu hoạch xong cho nước vào ngập vườn khoảng 36-48 giờ để diệt nhộng trong đất.

Nuôi thả kiến vàng.

Sử dụng biện pháp bao quả bằng bao giấy dầu, bao keo mỏng, bao bằng vải cotton.

Phun thuốc khi sâu non mới nở còn ở bên ngoài quả, có thể sử dụng thuốc gốc Cypermethrin (Carmethrin 10&25EC,Ace 5EC) để phun và một số loại thuốc xử lý xung quanh gốc

14. NHỆN ĐỎ (Oligonichus sp.-Arachnida-Acarina)

Nhện trưởng thành rất nhỏ, hình bầu dục, dài o,5mm, màu đỏ hồng, cơ thể có nhiều lông ngắn. Có 4 đôi chân dài màu trắng, có những tia màu đỏ.trứng hình tròn, dẹt, đỉnh giữa trứng có 1 chiếc lông, lúc mới đẻ có màu trong suốt, sau chuyển màu đỏ tươi. Nhện non mới nở có 3 đôi chân,màu trắng, ở tuổi 4 có 4 đôi chân và chuyển màu đỏ

Nhện thường tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già, ít có trên lá non. Sống tập trung thành từng đám ở mặt dưới lá, xung quanh gân chính hoặc cạnh mép lá. Nhện dùng kim chích ở miệng châm vào lá hút nhựa tạo thành các chấm nhỏ lúc đầu màu trắng, sau chuyển màu nâu đồng hoặc trắng bạc. Chổ nhện tập trung tạo thành 1 mảng màu nâu đồng. Bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh bóng mà chuyển sang màu nâu hoặc xám bạc. lá khô và rụng. Trên lá có các vết bụi trắng,đó là xác lột của nhện và vỏ trứng

Đôi khi nhện hại cả trên quả và gây hiện tượng quả bị da cám giống như trên cam quít

Nhện phát sinh nhiều trong điều kiện nóng và khô

Vòng đời 10-12 ngày

Có nhiều thiên địch và ký sinh

Phòng trừ:

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt

Khi nhện phát sinh nhiều phun thuốc Anitox 50SC hoặc các loại thuốc đặc trị nhện,dầu khoáng

15. RUỒI ĐỤC QUẢ (Bactrocera dorsalis)

Ruồi đục phá hầu hết các loại trái cây, kể cả các loại rau ăn trái như khổ qua, dưa leo, bầu bí mướp

Thành trùng là loại ruồi màu nâu vàng, nhỏ hơn ruồi nhà. Ruồi cái dùng kim đẽ trứng qua lớp vỏ trái. Giòi nở ra đục phá trái làm trái thúi rụng.Khi lớn, giòi chui khỏi trái để rơi xuống đất hóa nhộng trong đất. Thường phàt sinh thành dịch trong mùa nắng

Phòng trừ: xem Phòng trừ sâu hại mảng cầu. Dùng chế phẩm đặc trị Ruồi Đục Trái SOFRI-PROTEIN 10DD của Công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần Thơ.

16. Côn trùng Bộ Hemiptera:

Phòng trừ: Phun thuốc trừ sâu thông thường như: Fentox 25EC, Anitox 50SC,Cagent 800WP,Careman 40EC, Ace 5EC, Carmethrin 25EC

Hữu An - Theo CPC - Thuốc sát trùng Cần Thơ, 19/07/2012

Bệnh nấm bồ hóng hại xoài

2 cây xoài tôi trồng 3 năm trở lại đây hoa rất sai nhưng không đậu được ...

Nhân giống xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài ...

Sùng đục vỏ thân cây xoài

Khi sùng đào đường hầm cắt đứt 3/4 chu vi vỏ quanh thân cây thì trên một ...

Phòng trị sùng đục cành xoài

Sùng gây hại chính trên cành, làm cành khô, chết, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và ...

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cây xoài

Xoài là loài cây ăn quả xứ nhiệt đới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở ...

Biện pháp phòng trừ ruồi đục trái xoài

Vỏ trái nơi ruồi đục để đẻ trứng có màu đen, mềm, ứa nhựa hấp dẫn côn ...

Cách trồng và chăm sóc cây xoài Thái

Là loại quả khi ăn xanh đã có vị ngọt và thơm. Cây Xoài Thái Lan không ...

Cách trồng và chăm sóc cây xoài Keo

Cây xoài keo có nguồn gốc từ campuchia, giống xoài này khi ăn xanh có độ giòn ...

Cách trồng và chăm sóc xoài Tứ Quý

Thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện loại xoài có kích thước siêu khủng. Nhiều ...

Kỹ thuật chăm sóc cây Xoài Đài Loan

Xoài đài loan xanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Là giống xoài có ...

Kỹ thuật chăm sóc cây Xoài Tím

Trồng xoài vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 để có đủ nước tưới trong giai đoạn ...

Trồng và chăm sóc cây xoài tím

Xoài tím đã được một trung tâm chuyển giao công nghệ nông nghiệp ở Thái Lan lai ...

Hạn chế rụng hoa và trái non trên cây xoài

Mặc dù xoài thường ra hoa rất nhiều nhưng rụng hoa, rụng trái non cũng không ít, ...

Khắc phục hiện tượng xoài nứt và rụng quả

Hiện tượng xoài nứt quả và rụng hàng loạt có những nguyên nhân chính sau

Hiện tượng xoài rụng hoa và trái non

Chú ý khi xoài đang nở rộ cho đến khi trái non vừa đậu không nên thúc ...

Bệnh chết cây non ở xoài

Cây con bị bệnh thường lá bị mềm rủ và tái màu, có những vết đen xuất ...

Phòng trừ sâu đục trái xoài - Deanolis Albizonalis

Sâu đục trái thường gây hại trên trái xoài non 30-40 ngày sau khi tượng trái - ...

Biện pháp phòng trừ Rầy hại bông xoài

Thành phần rầy bông xoài rất phong phú, gồm ít nhất 3 loài, trong đó quan trọng ...

Cách phòng trị bệnh thán thư trên cây xoài

Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides, phá hại trên cả lá, đọt, bông và ...

Bệnh đốm đen xì mủ trên cây xoài

Bệnh này khá phổ biến trên các vùng trồng xoài chiếm 20%, trong những năm gần đây ...

Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại bông xoài

Trong thời điểm này xoài dễ bị bệnh rầy bông, sâu ăn bông, ruồi đục trái và ...

Sâu hại chồi xoài và cách phòng trừ

Sâu non khi mới nở ra thì đục ngay vào lá, sau đó chúng đục thẳng vào ...

Phòng trừ sâu rầy bảo vệ ngọn xoài

Sâu đục ngọn xoài có tên khoa học Chlumetia transversa họ Noctuidae thuộc bộ Lepidoptera. Bướm trưởng ...

Cẩn trọng với bệnh Thán Thư hại Xoài

Thán thư là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây xoài. Bệnh do nấm ...

Phòng trừ Xén Tóc đục thân cây xoài

Con trưởng thành dùng hàm cắn vòng chung quanh đầu cành, cách chồi khoảng 40-50 mm rồi ...

Nhiều điều thú vị về quả xoài

Mùa nắng nóng cũng là lúc nhiều trái cây chín, cung cấp cho con người những trái ...

Thâm canh cây xoài ở phía Bắc

Viện Nghiên cứu Rau quả đã nhập nội giống xoài từ Trung Quốc và Australia để chọn ...

Một số kinh nghiệm xử lý ra hoa trên ...

Một số kinh nghiệm xử lý xoài không ra hoa hoặc đổ trái non làm giảm năng ...

Sử dụng phân bón cho cây xoài

Xoài cũng có nhu cầu rất lớn đối với dinh dưỡng, nhưng hiện chưa có số liệu ...

Bón phân cho xoài

Xoài là cây đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng và có phản ứng mẫn cảm đối với ...

Bón phân giúp xoài ra hoa sớm để thu ...

Cần chú trọng phân chuồng và phân lân trong giai đoạn này. Lượng phân bón nhiều hay ...

Bón phân cho xoài Đồng Tiến 15

Dùng lớp đất mặt trộn với 10-15kg phân chuồng hoai mục, tro trấu, 200g phân lân, dùng ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài cát Hòa Lộc

Xoài cát Hòa Lộc là loại quả đặc sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loại ...

Thu hoạch, bào quan xoài

Thu hoạch lúc trái đã đạt kích thước tối đa, no trái, vỏ trái chuyển sang màu ...

Công dụng không ngờ từ quả xoài

Nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất chống ôxy hóa trong trái xoài có tác dụng ...

Hướng dẫn ghép cải tạo trên cây xoài

Ghép cải tạo trên cây xoài có thể tận dụng được ưu điểm của cây gốc ghép ...

Xoài cát chu

Xoài cát chu dễ ra hoa, dễ đậu trái, trái không to, trái trung bình 300 – ...

Cách trồng xoài cát Hòa Lộc (Phần 2)

Ở phần 1 Cách trồng xoài cát Hòa Lộc bạn đã nắm được một số điều cơ ...

Cách trồng xoài cát Hòa Lộc (Phần 1)

Xoài cát Hòa Lộc, đang ngày một chứng tỏ vị trí thị trường trong nước và quốc ...

Hướng dẫn cách trồng xoài Đài Loan

Một vài năm trở lại đây, bà con nông dân nước ta đã áp dụng thành công ...

Quy trình trồng xoài keo theo phương pháp hiện đại

Cây xoài là một trong những cây ăn trái có nhiều ở miền trung và miền nam ...

Xoài cát hòa lộc

Giống xoài Cát Hòa Lộc là giống địa phương được chọn lọc tại Viện cây ăn quả ...

Dinh dưỡng cho cây xoài giai đoạn ra trái

Nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, bón phân và cung cấp nước tưới đầy đủ, ...

Nói về kỹ thuật bao trái xoài

Xoài - Mangifera indica L. là cây ăn trái có thế mạnh thứ hai sau cây lúa, ...

Làm cho xoài ra hoa sớm

Trong điều kiện bình thường, xoài thường cho thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 âm lịch, ...

Cách xử lý cây xoài không ra trái

Bằng cách ghép thay giống, chỉ 2 năm sau bạn đã có 1 cây xoài mới chất ...

Kỹ thuật trồng xoài Thái lan

Xoài ĐT-15, đây là giống xoài xanh của Thái Lan có chất lượng ngon đang được thị ...

Kĩ thuật rải vụ xoài

Muốn cho ra hoa sớm, đồng loạt thì việc đầu tiên phải cho ra lá non đồng ...

Kỹ Thuật Trồng Xoài Úc

Quả to tròn, trọng lượng trung bình 800 g/trái, hương vị ngọt nhẹ, thịt trái cứng chắc, ...

Kỹ thuật trông cây xoài

Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae. Xoài có rất nhiều giống, ...

Kỹ thuật trồng xoài Đài Loan

Tuy là một cây dễ tính có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái khác ...

Khắc phục xoài bị ngập nước

Xoài đang mang trái, thúc phân và thả nước ngập vườn đến 10 ngày sau thì trái ...

Kỹ thuật trồng xoài

Xoài là cây ăn quả thích hợp trồng trên nhiều loại đất: đất vàng, vàng đỏ, đất ...

Kỹ thuật chọn giống và trồng xoài

Xoài là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến, cây dễ trồng nhưng muốn đạt ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản