Thực tế cho thấy vú sữa đầu mùa bán được giá rất cao, vì thế nhiều chủ vườn đã tìm cách điều khiển cho cây vú sữa ra trái sớm hơn bình thường khoảng 1,5-2 tháng để thu được lợi nhuận cao. Nhưng không phải ai cũng thành công.
Trong điều kiện bình thường cây vú sữa thường cho thu hoạch trái từ rằm tháng chạp cho đến hết tháng giêng, do đây là chính vụ nên giá bán rất rẻ.
Thực tế cho thấy vú sữa đầu mùa bán được giá rất cao (có năm gấp cả chục lần so với chính vụ), vì thế nhiều chủ vườn đã tìm cách điều khiển cho cây vú sữa ra trái sớm hơn bình thường khoảng 1,5-2 tháng để thu được lợi nhuận cao. Nhưng không phải ai cũng thành công.
Sau đây xin giới thiệu với bà con kinh nghiệm của chú Sáu Mừng một nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh ở xã Vĩnh Kim, Châu Thành (Tiền Giang), chủ của một mảnh vườn rộng 4.000m2 chuyên canh cây vú sữa Lò Rèn từ nhiều năm nay. Cách làm của chú như sau:
Vào cuối tháng giêng âm lịch sau khi thu hoạch hết đợt trái cuối cùng thì bón phân cho cây với liều lượng cứ mỗi công vườn (1.000m2) thì dùng 1/4 bao urea trộn đều với 1/4 bao NPK con cò xanh (loại 20-20-0) và 1/4 bao phân bón đầu trâu AT 1. Rải xong tưới nước cho phân tan ngấm dần xuống đất rồi nung nước liên tục trong vòng 3 tuần liền, bằng cách cứ 4 ngày một lần bơm nước cho ngập hết mương, hết liếp cây, sau đó để cho nước tự rút cạn.
Sau khi bón phân khoảng 3 tuần cây vú sữa sẽ ra tược mới và sau đó sẽ ra bông. Khi cây bắt đầu ra tược mới bón thêm đợt phân thứ 2 (lượng phân và cách bón của đợt này giống như ở đợt bón đầu). Khi trái lớn cỡ trái chanh bón tiếp cho mỗi công vườn 10 kg phân NPK (loại 16-16-8). Khi trái lớn cỡ nắm tay thì bón thêm cho mỗi công 10 kg phân Calcium Nitrate để phòng ngừa thối trái.
Làm cách này khoảng rằm tháng tư cây sẽ ra bông và cho thu hoạch trái vào khoảng rằm tháng mười âm lịch. Vụ sớm tuy năng suất không cao bằng chính vụ, nhưng do bán được giá cao nên thu nhập vẫn cao gấp 4-5 lần chính vụ.
Chú cho biết thêm vú sữa thường bị rệp sáp gây hại khi cây ra tược non, lá non và sâu đục trái gây hại khi trái lớn cỡ trái chanh trở đi, vì thế vào những giai đoạn này cần kiểm tra vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp, sâu kịp thời.
Vũ Quang Lãng (Nông nghiệp, 20/5/2008)
Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn vú sữa già cỗi, kể cả ...
Cách nhân giống này phải chọn nhánh có đường kính lớn và cần khoảng 6 tháng nhánh ...
Sâu gây hại từ khi trái còn nhỏ đến chín. Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ...
Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết ...
Để phục hồi cây bị bệnh, TS. Hòa cho biết, nông dân cần cắt, tỉa bớt cành ...
Vườn vú sữa Lò Rèn nhà tôi đang cho trái độ 20-30 phân, có trái nhỏ hơn. ...
Bệnh thối rễ là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và gây thiệt hại ...
Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong ...
Người ta thường nghĩ vị ngọt của vú sữa sẽ khiến người mập hơn, nhưng không phải ...
Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng ...
Các giống vú sữa hiện có như: Vú sữa Lò Rèn, vú sữa vàng, vú sữa nâu ...
Chrysophyllum cainito - từ đồng nghĩa: Achras caimito, là danh pháp khoa học của một loài cây ...