Cây ăn quả >> Cây Vú Sữa

Bón phân cho cây vú sữa

Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón phân ngay. Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây hấp thụ hết lượng phân.

Trước khi trồng, đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô 1m. Làm mô bằng đất khô hoai trộn đều với 15kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc 1 lỗ sâu 20cm, bón lót một nắm phân DAP và 300g lân.

Có thể sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ để lên mô, đường kính mô từ 0,8 – 1 m, cao 0,4 - 0,7 m. Trước khi trồng 15 - 30 ngày, nên xử lý khoảng 1 - 1,5 kg vôi/mô, bón lót từ 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai và 0,5 - 1,5 kg lân vi lượng hoặc 10 – 20 gram NPK 20-20-15 + TE cho mỗi hố trước khi trồng.

Khoảng hơn tháng sau khi đặt bầu, ngâm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh gốc 2 lần/tháng.

Khi cây 1-3 năm tuổi, mỗi năm xới gốc một lần bón 20kg phân chuồng hoai mục và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt từ 1-1,5kg hỗn hợp gồm DAP 18-46-0 + NPK 20-20-15 + urê vào các tháng 1, 6, 10 âm lịch.

Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón phân ngay. Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây hấp thụ hết lượng phân.

Vào các tháng mùa khô, nên vét mương bồi bùn lên mặt liếp, chờ cho bùn khô nứt nẻ để nâng cao mô và mặt liếp hàng năm.

Khi cây bắt đầu ra trái, mỗi năm làm cỏ gốc và bón cho mỗi cây 2-3 giạ phân chuồng hoai, rơm rác mục và bón 4 đợt phân hóa học gồm: bón xử lý ra hoa 3kg hỗn hợp NPK 20-20-15 + urê + lân. Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu quả to bằng nút áo gồm 2kg urê + DAP/1 gốc.

Khi quả non có đường kính 2-2,5cm, bón cho mỗi cây 2kg NPK 20-20-15. Đợt cuối, trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng bón mỗi cây 2kg NPK 20-20-15.

Nguyên Khê (nongnghiepvn, 09/10/2007)

Bón phân cho vú sữa cho trái sớm

Anh Sáu Mừng ở xã Vĩnh Kim, Châu Thành (Tiền Giang), có kinh nghiệm như sau:

Vào cuối tháng giêng âm lịch sau khi thu hoạch hết đợt trái cuối cùng thì bón phân cho cây với liều lượng cứ mỗi công vườn (1.000m2) thì dùng 1/4 bao urea trộn đều với 1/4 bao NPK con cò xanh (loại 20-20-0) và 1/4 bao phân bón đầu trâu AT 1. Rải xong tưới nước cho phân tan ngấm dần xuống đất rồi nung nước liên tục trong vòng 3 tuần liền, bằng cách cứ 4 ngày một lần bơm nước cho ngập hết mương, hết liếp cây, sau đó để cho nước tự rút cạn.

Sau khi bón phân khoảng 3 tuần cây vú sữa sẽ ra tược mới và sau đó sẽ ra bông. Khi cây bắt đầu ra tược mới bón thêm đợt phân thứ 2 (lượng phân và cách bón của đợt này giống như ở đợt bón đầu). Khi trái lớn cỡ trái chanh bón tiếp cho mỗi công vườn 10 kg phân NPK (loại 16-16-8). Khi trái lớn cỡ nắm tay thì bón thêm cho mỗi công 10 kg phân Calcium Nitrate để phòng ngừa thối trái.

Vũ Quang Lãng (Nông nghiệp, 20/5/2008)

Bệnh thối rễ, khô cành vú sữa và biện ...

Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn vú sữa già cỗi, kể cả ...

Kỹ thuật nhân giống cây vú sữa

Cách nhân giống này phải chọn nhánh có đường kính lớn và cần khoảng 6 tháng nhánh ...

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa

Sâu gây hại từ khi trái còn nhỏ đến chín. Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ...

Muốn vú sữa cho trái sớm

Thực tế cho thấy vú sữa đầu mùa bán được giá rất cao, vì thế nhiều chủ ...

Giải pháp phục hồi vườn vú sữa suy kiệt

Để phục hồi cây bị bệnh, TS. Hòa cho biết, nông dân cần cắt, tỉa bớt cành ...

Trồng vú sữa sạch

Vườn vú sữa Lò Rèn nhà tôi đang cho trái độ 20-30 phân, có trái nhỏ hơn. ...

Bệnh thối rễ cây vú sữa tại các tỉnh ...

Bệnh thối rễ là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và gây thiệt hại ...

Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa ghép

Để cây vú sữa phát triển nhanh hơn, cần phải tưới nước đầy đủ nhất là trong ...

Tác dụng giảm cân từ quả vú sữa

Người ta thường nghĩ vị ngọt của vú sữa sẽ khiến người mập hơn, nhưng không phải ...

Kỹ thuật trồng cây vú sữa

Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng ...

Kỹ thuật bón phân cho cây vú sữa

Các giống vú sữa hiện có như: Vú sữa Lò Rèn, vú sữa vàng, vú sữa nâu ...

Kỹ thuật trồng cây vú sữa ghép

Chrysophyllum cainito - từ đồng nghĩa: Achras caimito, là danh pháp khoa học của một loài cây ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản