Cây ăn quả >> Cây Vải

Chăm sóc và phòng, trừ dịch hại cho cây vải thiều

Hiện nay ở Hải Dương đã đến thời điểm tập trung chăm sóc để vải thiều ra đợt lộc chính (lộc thu), tạo điều kiện bảo đảm năng suất năm sau. Nông dân cần tích cực chăm sóc, phòng, trừ dịch hại cho vải.

Chăm sóc và phòng trừ dịch hại cho cây vải thiềuChăm sóc: Tỉa cành tăm, cành chen lấn, cành trong tán và bị sâu bệnh, bảo đảm tán phân bố đều, sức sinh trưởng và độ tuổi như nhau. Những cây trồng quá tốt, có khả năng ra lộc đông, nếu cần cải tạo thì áp dụng biện pháp đốn đau (đốn trẻ hóa), bằng cách cưa đốn toàn bộ tán cũ, tạo bộ khung mới để cây ra lộc, hình thành tán mới. Các biện pháp đốn tỉa, tạo tán cần thực hiện xong trước ngày 15-9 để cây ra lộc thu vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

Khống chế lộc đông:
Những năm mưa nhiều vào đầu mùa đông, rét muộn và cây trồng quá xanh tốt thường ra lộc đông vào tháng 11 và 12. Vì thế, cây vải sẽ không ra hoa vào năm sau. Người dân cần khống chế ra lộc đông bằng cách ngắt lộc, hoặc khi thấy lộc đông xuất hiện thì đào rãnh quanh tán cây, rộng 20 - 30cm, sâu 30 - 40cm cho đứt rễ cây, sau 2 tuần lấp đất lại. Cũng có thể dùng hóa chất B9 (daminozie), Ethrel phun lên lộc đông khi mới nhú để lộc không phát triển được, hoặc dùng biện pháp đốn đau.

Phòng, trừ dịch hại: Nhện lông nhung gây hại quanh năm, tập trung vào mùa xuân và mùa thu, đặc biệt là lúc cây ra lộc non. Nhện chích hút nhựa cây làm lá quăn queo, tiết dịch tạo cơ hội cho nấm nhung phát triển. Phòng, trừ nhện lông nhung bằng cách thu gom những lá bị bệnh đem đốt. Nếu bị nặng thì phòng, trừ thuốc bảo vệ thực vật Pigasus 500ND, Otus 5SC, phun ngay sau khi lộc non mới nhú. Sâu tiện, sâu đục cành: Sâu trưởng thành nhộng hóa vào tháng 6, 7; sau khi giao phối, con cái đẻ trứng vào các kẽ vỏ cây; sau khi nở, sâu non đục vào thân cây; đến tháng 6 năm sau chúng mới tiếp tục hóa nhộng (vòng đời của sâu là 1 năm). Phòng, trừ bằng cách lần theo các vết phân của sâu, dùng xi-lanh bơm dung dịch thuốc bảo vệ thực vật vào nơi sâu đang cư trú, sau đó bịt kín lỗ đục.

Báo Hải Dương, 19/01/2010

Một số giống vải có nhiều triển vọng

Sau nhiều năm nghiên cứu, điều tra và tuyển chọn tại 7 tỉnh trồng vải chủ lực ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải không hạt

Vải là một loại quả được nhiều người ưa thích mỗi khi đến vụ. Hương vị ngọt ...

Hạn chế vải ra lộc đông

Để cây vải chính vụ có thể phát hoa đúng thời điểm, có chùm hoa lớn sau ...

Công dụng của hạt vải

Có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống. Chủ yếu dùng chữa sán khí ...

Bón phân cho vải

Hố trồng vải nên đào trước vài tháng, kích thước 1m x 1m, mỗi hố bón 30 ...

Giúp vải thiều Thanh Hà sai hoa, đậu quả

Vụ xuân là giai đoạn giống vải thiều Thanh Hà hình thành và phát triển nụ, hoa ...

Phòng trừ sâu bệnh hại vải thiều lúc ra hoa

Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) do ảnh hưởng của thời ...

Kỹ thuật trồng vải thiều cho năng suất cao

Vải thiều là cây ăn quả quý, quả chín ăn thơm ngon bổ dưỡng, cho giá trị ...

Kỹ thuật chống nứt vỏ quả vải thiều

Thời tiết mưa, nắng xen kẽ như hiện nay, vải thiều rất dễ bị nứt vỏ, thối ...

Kinh nghiệm chăm sóc vải thiều ra nhiều trái

Trồng vải thiều dễ nhưng phải có kỹ thuật trồng vải thiều thì mới cho ra nhiều ...

Kỹ thuật bón phân trong thời gian cây vải ...

Mục đích nâng cao mức dinh dưỡng trong cây, làm cho lá thuần thục, thúc đẩy ra ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản