Để có được vườn sầu riêng ra hoa nghịch vụ theo ý muốn thì nhà vườn cần làm đúng kỹ thuật, bao gồm các khâu chăm sóc sau thu hoạch, xử lý ra hoa, xử lý đậu trái, chăm sóc và nuôi dưỡng trái, và bảo quản sau thu hoạch.
Một trong những nghịch lý thường xảy ra đối với việc sản xuất và cung ứng trái cây là hễ đến mùa thu hoạch một loại trái cây nào đó thì giá cả trên thị trường thường hạ xuống thấp dần từ đầu vụ cho đến chính vụ. Nguyên nhân được cho là do quy luật thị trường: Cung vượt quá cầu thì giá tất phải giảm để thu hút người mua. Việc giá cả trái cây sụt xuống mức quá thấp đã khiến cho nhiều nhà vườn không có đủ vốn canh tác nên không thể phát triển kinh tế dựa vào canh tác vườn cây ăn trái. Và để bán được trái cây ra thị trường thì chủ vườn còn phải phụ thuộc vào thương lái, do vậy khó khăn sẽ càng chồng chất, chủ vườn luôn luôn bị thiệt thòi vì không nắm được thị trường. Trong khi đó, nếu có được trái cây vào thời điểm trái vụ, trên thị trường không có hoặc rất hiếm thì người chủ vườn sẽ bán được giá cao hơn, vì cầu lúc này cao hơn cung. Từ đây, người ta nảy ra ý tưởng cho cây ra hoa kết trái nghịch vụ để nắm lấy cơ hội bán được giá cao đó.
Sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái đã được các nhà vườn nhiều kinh nghiệm xử lý cho ra hoa nghịch vụ. Tuy nhiên, để có được vườn sầu riêng ra hoa nghịch vụ theo ý muốn thì nhà vườn cần làm đúng kỹ thuật, bao gồm các khâu chăm sóc sau thu hoạch, xử lý ra hoa, xử lý đậu trái, chăm sóc và nuôi dưỡng trái, và bảo quản sau thu hoạch. Tại hội thảo chuyên đề "Khắc phục rụng trái sầu riêng và xử lý ra hoa sầu riêng" diễn ra sáng ngày 7-6 trong khuôn khổ Ngày hội cây-trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ VIII - 2008, kỹ sư Lê Văn Đơn - Phòng kinh tế huyện Chợ Lách - đã trình bày quy trình kỹ thuật chăm sóc và xử lý cây sầu riêng cho ra hoa mùa nghịch và chăm sóc nâng cao chất lượng trái sầu riêng.
Chăm sóc cây sau thu hoạch
Theo kỹ sư Đơn thì trong các bước xử lý cây sầu riêng ra hoa thì kỹ thuật chăm sóc cây sau thu hoạch đóng vai trò quyết định đến các giai đoạn sau và kết quả đạt được trong suốt quá trình xử lý. Do đó, đầu tư mạnh vào giai đoạn này là rất quan trọng. Trong giai đoạn quyết định này, khâu tỉa cành chính là làm sao để sầu riêng đạt năng suất và chất lượng trái cao nhất. Tỉa cành còn là công việc thường xuyên phải làm sau một mùa thu hoạch nhằm giúp cho cây bảo toàn dinh dưỡng, duy trì tán lá cân đối và thông thoáng, tăng hiệu suất hấp thu ánh sáng, đồng thời giúp làm sạch sâu bệnh trên cây. Cần tỉa những cành mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh, cành mọc gần mặt đất, … Một hiện tượng thường thấy là hàng loạt chồi dinh dưỡng sẽ mọc bên trong tán làm tiêu hao một lượng dinh dưỡng đáng kể của cây, do đó cần tiếp tục cắt tỉa chồi để tập trung dinh dưỡng, tạo thông thoáng.
Việc tổng vệ sinh vườn cây sau khi tỉa cành là công việc cần thiết nhằm loại bỏ xác cành, lá đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật có hại cho cây. Dùng 1 kg vôi pha với 25 lít nước phun ướt toàn bộ thân, cành nhằm tiêu diệt các mầm bệnh tồn lưu trên cây. Bón thêm 1-2 kg vôi để nâng độ pH của đất lên, giúp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có ích, hạn chế sự phát triển của các VSV có hại.
Để cây sầu riêng mau lại sức sau một mùa nuôi dưỡng trái, chúng ta cần cung cấp và bổ sung lại cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu, tiêu thụ hết. Việc bón phân lúc này cũng phải tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt bón tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây. Lần bón thứ nhất, được xem là để giúp cây phục hồi và tạo cơi 1, liều lượng và loại phân bón cho mỗi cây sầu riêng bao gồm 20-40 kg phân bò hoai kết hợp với 5 gam nấm Tricoderma ĐHCT hoặc 3-5 kg phân gà Dynamic, 5-10 kg phân hữu cơ vi sinh khác. Về phân vô cơ, nên áp dụng các công thức bón NPK (15.15.15) + Urê, tỉ lệ 3:1, liều lượng 2-4 kg/cây; hoặc DAP (18:46) + Urê, tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-4 kg/cây. Ngoài ra cũng cần bón bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng, mỗi cây bón 200g Zn, 200g Mg, 100g Bo, 30g Mn, 30g Fe. Cách bón là dùng cuốc răng xới nhẹ quanh tán cây (tránh làm tổn thương cho rễ) hoặc đào rãnh xung quanh theo tán cây, sau đó tiến hành bón phân và lấp đất lại. Bón vào khoảng 10-15 ngày sau thu hoạch.
Lần bón thứ hai tạo cơi 2: Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì tiến hành siết nước từ 5-7 ngày, sau đó bón phân với hàm lượng lân cao nhằm giúp lá dày, cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này. Có thể dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây. Song song với việc bón phân, cần tưới nước thật đầy đủ trong suốt quá trình sinh trưởng này nhằm giúp cho rễ và đọt phát triển tốt. Mỗi lần ra đọt thì rầy phấn thường hay xuất hiện gây hại, do đó khi đọt vừa nhú dạng ngòi viết thì tiến hành phun thuốc ngừa kết hợp phun phân qua lá để thúc đọt mọc nhanh và khoẻ. Các loại phân thuốc thường dùng bao gồm Bassa, Conphai, Admire kết hợp với 30.10.10 và GA3. Vì cơi 2 là cơi xử lý ra hoa nên cần dược bảo vệ thật tốt.
Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân đợt 3 sử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. Có thể dùng một trong các công thức sau: NPK 15.15.15 + Super lân + sulphate kali, tỉ lệ 3:3:1, liều lượng 2-4 kg/cây; hoặc DAP + K2SO4 tỉ lệ 1:1, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc DAP + Super lân + K2SO4 tỉ lệ 1:3:0,4, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc 12.12.18.TE, liều lượng 2-4 kg/cây; kết hợp bón bổ sung 200g Zn + 100g Bo cho mỗi cây.
Kỹ thuật xử lý ra hoa
Bón phân lần 3, bón ở gốc kết hợp MKP phun ướt toàn lá với liều lượng 80-100g/8 lít nhằm giúp lá mau thuần thục. Khoảng 5-7 ngày sau, phun Paclobutazol. Kết hợp vệ sinh và tạo thông thoáng nơi rãnh thoát nước, tiến hành siết nước, bơm hết nước trong mương và giữ như thế cho đến khi cây ra hoa. Dùng màng nylon phủ kín mặt đất (liếp, mô) để giữ cho đất không bị ướt nước mưa, tạo khô hạn nhân tạo. Sau khi phun Paclobutazol từ 15-20 ngày thì mắt cua (mụn hoa) bắt đầu xuất hiện ở mặt dưới dạ cành cấp I, II. Nếu mắt cua tối thì dùng Thiourê với liều từ 3-5g/10 lít phun ướt các cành mang hoa nhằm đánh thức và thúc hoa ra nhanh. Khi hoa nhú ra khoảng 2-3cm đều trên nhánh thì từ từ cuốn màng nylon, tưới nước cũng từ từ nhằm tránh gây sốc nước làm cây bị rụng hoa.
Cũng cần lưu ý việc ra đọt của cây nhằm tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng trong giai đoạn nở hoa và nuôi trái. Khống chế không cho ra đọt là đi ngược lại quy trình sinh trưởng của cây, do đó sẽ làm cây suy kiệt. Như vậy, phải làm sao cho cây ra đọt cùng lúc với ra hoa, tốt nhất là khi hoa nở thì đọt đã già. Muốn vậy, khi cung cấp nước cho cây, cần pha thêm 50g-100g Nitrat canxi tưới quanh gốc, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng N cao như 30.10.10 và chất ĐHST (GA3, NAA). Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này. Nếu cây không ra đọt được thì có thể xả nước tưới ngập kết hợp bón Urê +DAP để thúc ra đọt.
Khi hoa có độ dài 3-4cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái. Sau đó phun thuốc ngừa bệnh tán thư cho hoa.
Việc bón phân nuôi hoa cũng rất cần thiết nhằm giúp cho hoa khoẻ, đậu trái tốt, đồng thời hỗ trợ cho việc ra đọt tốt hơn. Dùng phân NPK 15.15.15, liều dùng 1-2 kg/cây, chia 3 lần bón, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày. Cũng cần phun phân qua lá 10.60.10 để giúp lá mau già, phun Bo 10ml/8 lít nhằm tạo nhị đực tốt hơn, tăng cường thụ phấn và giúp đậu quả tốt. Trong giai đoạn này cũng cần cung cấp nước đầy đủ để hoa phát triển to, đều. Thiếu nước thì hoa không tròn đầy, dễ rụng, giảm khả năng đậu trái. Giai đoạn hoa nở thì giảm lượng nước và ngưng tưới nước khi hoa đang nở.
Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái
Khoảng 45-60 ngày sau khi ra hoa, cần tiến hành thụ phấn bổ sung để giúp trái tròn và đẹp hơn. Sau giai đoạn nở hoa, rớt nhị là giai đoạn đậu trái. Trong giai đoạn này, trái sẽ rụng rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau (do không thụ phấn, do thụ tinh không hoàn chỉnh, do sốc nước, …). Do đó, cần cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn nuôi hoa. Bổ sung các hợp chất có hàm lượng Bo và chất ĐHST. Đặc biệt là phải tạo mọi điều kiện để hoa thụ phấn tốt nhất.
Quá trình sinh trưởng của quả có một khoảng thời gian quả lớn chậm hoặc ngừng lớn. Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định. Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết. Có thể sử dụng phân NPK 20.30.20; 15.30.15, hỗ trợ thêm NAA để kích thích việc phân chia tế bào tốt hơn.
Kết thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh. Do sự lớn lên của tế bào. Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng NPK 20.30.20; 15.15.15.
Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa. Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh. Có thể bón 12.12.18.TE hoặc sulphate kali. Vào cuối giai đoạn này, nếu cây bị sốc nước, dư nước thì trái sẽ bị sượng. Do đó, trước thu hoạch khoảng 15-20 ngày, cần giảm dần lượng nước.
Xử lý trái sau thu hoạch
Đối với giống sầu riêng Monthong nên thu hoạch khi trái vừa già, tránh để trái chín cây. Khi trái hoàn thành giai đoạn sinh trưởng thì bắt đầu chín. Trong lúc trái chín, cường độ hô hấp tăng lên rất mạnh, nhất là loại trái sầu riêng có đỉnh hô hấp cao nên các quá trình phân huỷ các chất đó được tiến hành mạnh dẫn đến sự tạo thành đường. Tinh bột, chất béo cũng phân huỷ thành đường. Việc thúc đẩy quá trình chín là do quả sản sinh khí etylen – chất khí đóng vai trò tiên quyết trong việc kiểm soát sự chín của trái như làm tăng hô hấp, kích thích quá trình tự sản xuất etylen, thoái hoá diệp lục tố, tăng tổng hợp carotenoid và anthocyanin, chuyển hoá tinh bột thành đường, tổng hợp mùi hương mới, … Do đó, hiện nay việc xử lý trái sau thu hoạch bằng cách nhúng trái vào dung dịch ethephon giúp trái chín nhanh cũng là một giải pháp hiệu quả.
Quá trình chín của trái cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ càng cao hay độ ẩm càng thấp thì quá trình hô hấp của quả sẽ tăng lên. Thay đổi đột ngột một trong hai yếu tố trên đây đều không tốt cho quả. Treo trái nơi thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm ổn định là giải pháp đạt hiệu quả cao trong việc ổn định chất lượng trái sầu riêng chín.
An Châu - Bến Tre, 08/06/2008
Ông Lê Văn Sáu xây dựng thành công mô hình sầu riêng xen chuối, mỗi năm thu ...
Để có cây Sầu riêng con trồng, nhà vườn thường nhân giống sầu riêng bằng hai phương ...
Thông tin mới đây về một phụ nữ Thái Lan tên Chanthra Fuskul, 47 tuổi, ở tỉnh ...
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Cần Thơ thì sầu riêng ...
Đặc biệt thời điểm ra hoa, kết trái là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu bệnh, ...
Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng ...
Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng có độ ...
Với mùi thơm nồng ngay cả khi chưa lột vỏ, sầu riêng là một loại trái cây ...
Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; ...
Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. ...
Hiện nay, sầu riêng là một trong 3 loại cây ăn quả chủ lực được tỉnh khuyến ...
Cây sầu riêng được trồng ở Đăklăk vẫn mang dang dấp manh mún, tự phát (chưa được ...
Khi sầu riêng kết thúc vụ trái, anh bắt đầu dọn tỉa cành, tạo tán cho thông ...
Nếu chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào ...
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng Thái Lan ở phần này sẽ giúp bà con phòng trừ ...
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng Thái Lan từ cây con đến ...
Kỹ thuật trồng sầu riêng Thái Lan hiện nay được nhiều bà con áp dụng và đạt ...
Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng được quanh năm nếu bảo đảm được nước ...
Để trồng sầu riêng Monthoong trước hết cần đắp đê bao ngăn lũ, bởi rễ nó chịu ...
Sầu riêng là cây thân gỗ cao, to, ưa sáng nên trồng thưa để vườn được thoáng, ...
Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn ...
Ở nước ta sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, cây có khả năng ...
Sầu riêng có thể được nhân giống bằng hột, tháp mắt, tháp cành, tháp đọt và chiết. ...
Xung quang gốc nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, trong mùa khô cần che ...
Trái rụng có nhiều nguyên nhân như khi gặp mưa nhiều làm dư nước hoặc do cây ...
Về tiềm năng năng suất, trọng lượng trái thương phẩm thay đổi từ 1,5 - 4 kg, ...
Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng.Lúc này sầu riêng ...
Sầu riêng cho quả ăn ngon, bổ. Hạt sầu riêng có bột, rang, nướng hay luộc ăn ...
Không chỉ ngon miệng, quả sầu riêng còn giúp cải thiện một số bệnh, trong đó có ...