Trái rụng có nhiều nguyên nhân như khi gặp mưa nhiều làm dư nước hoặc do cây đậu trái nhiều quá, cây thiếu dinh dưỡng để nuôi trái, đặc biệt Nitơ và canxi rất cần thiết trong giai đoạn này
Hạn chế rụng trái non
Sau khi trái non đã đậu, cần có các biện pháp giúp hạn chế rụng và nuôi trái nhanh lớn. Trái rụng có nhiều nguyên nhân như khi gặp mưa nhiều làm dư nước hoặc do cây đậu trái nhiều quá, cây thiếu dinh dưỡng để nuôi trái, đặc biệt Nitơ và canxi rất cần thiết trong giai đoạn này.
Đối với những cây không sung sức thì tiến hành bón phân gốc sớm, dùng khoảng 0,5 kg NPK loại 15-15-15 bón cho 1 gốc. Bên cạnh đó, phun phân bón lá chuyên dùng cho sầu riêng lúc này rất hiệu quả trong việc hạn chế rụng trái non. Do trái non và cây cần gấp N để phát triển, cần Ca kèm B để giúp cuống trái dai, trái không rụng. Cho nên cần phun các loại phân bón lá như HCR có chứa N, Ca và cả B.
Ngoài ra, trái non bị rụng cũng còn do nguyên nhân là cây nhú đọt non sau khi đã xả nhụy. Đợt đọt non nhú trễ này sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với trái non làm trái non bị rụng nhiều, nếu đọt non nhú trễ hơn khi trái đang lớn thì trái sẽ bị sượng.
Do đó, điều khiển đọt non là một kỹ thuật rất quan trọng, nhà vườn chú ý điều khiển cho cây nhú đọt non sớm khi cây bắt đầu nhú hoa để vừa đảm bảo cho cây có đủ bộ lá nuôi trái sau này, lại vừa hạn chế rụng trái và sượng trái.
Khi thấy cây nhú đọt non trong giai đoạn nuôi trái thì nhà vườn cần khống chế đọt non bằng cách phun các loại phân bón lá chứa nhiều kali như Food-MX3 (1-21-21 + 3Zn) phun ướt đều các đọt để giúp lá nhanh già, tránh cạnh tranh dinh dưỡng với trái.
Nuôi trái
Kết hợp bón phân gốc và phun thêm phân bón lá cho cây để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ giúp cây nuôi trái nhanh lớn, năng suất cao và đạt chất lượng tốt. Cần lưu ý không sử dụng các loại phân có chứa Clo vì sẽ làm trái bị sượng.
1. Bón phân gốc
- Khi trái to bằng trứng vịt bón mỗi gốc 1 kg Urê + 0,5 kg Kali sunphate hoặc có thể thay thế bằng 1,5 kg NPK 15-15-15 (không chứa Clo).
- Khi trái to bằng cái bát bón tiếp lần 2, lúc này trái đang lớn nhanh nên cần lượng phân bón nhiều hơn, bón cho mỗi gốc 1 kg Urê + 1 kg Kali sunphate hoặc cũng có thể thay thế bằng 1,5 kg NPK 15-15-15 (không chứa Clo) + 0,5 kg kali sunphate.
Dưới gốc có thể tưới bổ sung thêm loại phân có khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước như MX-HÒA NƯỚC TƯỚI 4 (dùng 25 g pha trong 10 lít nước tưới cho 1 gốc) cho hiệu quả nhanh, cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây.
2. Phun trên lá
Khi trái mới đậu phun DƯỠNG TRÁI 2-3 lần, định kì 10 ngày 1 lần. Có rất nhiều loại thuốc dưỡng trái (phân bón lá chuyên dùng trong giai đoạn nuôi trái) để nhà vườn sử dụng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, khi sử dụng, nhà vườn cần chú ý 2 điều sau đây:
- Thứ nhất: Thời kì trái vừa đậu, trái và cây cần N nhiều hơn P và K để nuôi trái. Do đó trong thời kì này nên phun các loại phân bón lá có chứa N khoảng 9-10%, P và K không cần nhiều khoảng 5-6% và có chứa các trung vi lượng như Ca, Mg, B, Zn, Mn….
- Thứ hai: Thời kì trái đang lớn (sau khi trái đậu khoảng 1,5 tháng) có thể phun 1 lần phân bón lá có chứa ít GA3 để giúp gai nở, trái mau lớn. Nhưng càng gần thu hoạch thì cây càng cần K nhiều, N ít và P thì hầu như không cần (do còn dưới đất), đặc biệt phải bổ sung thêm Ca nên cần phun những loại phân có công thức khoảng 10-0-35 + 3 Ca.
Khi trái to hơn cái bát dùng Food-MX4 + NUTRIMIX phun định kì 10 ngày 1 lần giúp trái to, chống sượng và tăng chất lượng trái. Ngoài ra, phun NUTRIMIX thường xuyên giúp cuống trái tươi lâu hơn và giảm hiện tượng “đen tim”, “trong tim” sầu riêng. Trong giai đoạn nuôi trái, nhà vườn cần lưu ý tưới nước đều đặn cho cây, không để cây bị khô rồi gặp mưa hoặc nước nhiều dễ gây sượng trái.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam, 20/09/2007
Ông Lê Văn Sáu xây dựng thành công mô hình sầu riêng xen chuối, mỗi năm thu ...
Để có cây Sầu riêng con trồng, nhà vườn thường nhân giống sầu riêng bằng hai phương ...
Thông tin mới đây về một phụ nữ Thái Lan tên Chanthra Fuskul, 47 tuổi, ở tỉnh ...
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường ĐH Cần Thơ thì sầu riêng ...
Đặc biệt thời điểm ra hoa, kết trái là giai đoạn rất mẫn cảm với sâu bệnh, ...
Cây nhiễm bệnh có bộ lá không còn bóng mượt và chuyển màu vàng, sau đó rụng ...
Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng có độ ...
Để có được vườn sầu riêng ra hoa nghịch vụ theo ý muốn thì nhà vườn cần ...
Với mùi thơm nồng ngay cả khi chưa lột vỏ, sầu riêng là một loại trái cây ...
Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; ...
Mỗi gian đoạn sinh trưởng của cây luôn đi kèm với quá trình sinh lý nhất định. ...
Hiện nay, sầu riêng là một trong 3 loại cây ăn quả chủ lực được tỉnh khuyến ...
Cây sầu riêng được trồng ở Đăklăk vẫn mang dang dấp manh mún, tự phát (chưa được ...
Khi sầu riêng kết thúc vụ trái, anh bắt đầu dọn tỉa cành, tạo tán cho thông ...
Nếu chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào ...
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng Thái Lan ở phần này sẽ giúp bà con phòng trừ ...
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng Thái Lan từ cây con đến ...
Kỹ thuật trồng sầu riêng Thái Lan hiện nay được nhiều bà con áp dụng và đạt ...
Ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng được quanh năm nếu bảo đảm được nước ...
Để trồng sầu riêng Monthoong trước hết cần đắp đê bao ngăn lũ, bởi rễ nó chịu ...
Sầu riêng là cây thân gỗ cao, to, ưa sáng nên trồng thưa để vườn được thoáng, ...
Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn ...
Ở nước ta sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, cây có khả năng ...
Sầu riêng có thể được nhân giống bằng hột, tháp mắt, tháp cành, tháp đọt và chiết. ...
Xung quang gốc nên giữ sạch cỏ để tránh tăng ẩm độ, trong mùa khô cần che ...
Về tiềm năng năng suất, trọng lượng trái thương phẩm thay đổi từ 1,5 - 4 kg, ...
Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng.Lúc này sầu riêng ...
Sầu riêng cho quả ăn ngon, bổ. Hạt sầu riêng có bột, rang, nướng hay luộc ăn ...
Không chỉ ngon miệng, quả sầu riêng còn giúp cải thiện một số bệnh, trong đó có ...