Để chữa sán, lấy vỏ rễ lựu khô 60 g ngâm nước trong 6 giờ rồi sắc với 750 ml nước, lấy 500 ml. Uống thuốc này 2-3 lần vào buổi sáng, cách nhau 30 phút. Sau khi uống lần cuối cùng thì uống thêm một liều thuốc nhuận tràng, sau đó nằm nghỉ.
Vỏ quả lựu chứa 28% tanin và chất màu, có tác dụng làm săn và sát khuẩn mạnh. Vì vậy, nó được dùng làm thuốc chữa lỵ, đi ngoài, ngày 15-20 g dưới dạng thuốc sắc, thời gian điều trị 7-10 ngày. Có thể thêm đường và tinh dầu thơm (tinh dầu chanh, cam) cho dễ uống.
Vỏ quả lựu có thể chế thành thuốc dùng dần, cách làm như sau: Vỏ quả lựu 2 kg rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đất, nồi sành hay nhôm (không được cho vào nồi sắt, tôn hay gang vì chất sắt sẽ kết hợp với tanin trong vỏ quả, làm giảm tác dụng). Cho 10 lít nước, đun sôi và giữ trong nửa giờ, gạn lấy nước này để riêng. Cho 5 lít nước vào đun lần thứ hai, sôi trong 30 phút, gạn lấy nước. Sau đó, trộn lẫn 2 loại nước đem cô đặc lấy 4 lít, có thể thêm đường, tinh dầu thơm rồi cho vào chai, lọ và đậy kín. Người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 7-10 ngày.
Để chữa sán, có thể dùng vỏ rễ lựu 40 g, đại hoàng 4 g, hạt cau 4 g, nước 750 ml, sắc tới khi còn 300 ml. Tối hôm trước nhịn đói, sáng sớm hôm sau uống thuốc này, chia làm 2-3 lần. Sau khi uống thuốc cần nằm nghỉ, khi nào thật buồn đại tiện thì mới đi. Khi đại tiện cần nhúng mông vào chậu nước ấm để sán ra hết. Các đơn thuốc chữa sán bằng thạch lựu không được dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em.
Ngoài công dụng chữa sán, vỏ rễ và vỏ thân lựu còn được dùng làm thuốc ngậm chữa đau răng.
BS Hương Tú, Sức Khỏe & Đời Sống
Không chỉ là loại cây cho hoa và quả khá đẹp được trồng nhiều ở nước ta. ...
Một giống lựu hiện nay được nhắc tới nhiều trên các diễn đàn trồng cây ăn quả ...
Trong quả lựu chứa những hợp chất hữu cơ có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ...
Nghiên cứu này cho thấy, các chất như Phenylpropanoids, Hydrobenzoic acids, flavonoids và các axit béo có ...
Cây lựu không chỉ là loại cây ăn quả được nhiều người ưa thích mà nó còn ...
Ngày nay vào dịp tết ngoài đào, mai, quất thì người ta còn có những chậu phật ...
Theo Đông y vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ ...
Quả lựu còn được xem là một chất chống oxy hóa tốt nhất. Dường như lợi ích ...
Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa tháp. Tên khoa học Punica granarum, ...
thạch lựu hoa vị chua sáp, tính bình, có công năng chủ trị các chứng bệnh như ...
Theo quan điểm phong thủy thì trồng cây Lựu trước cửa nhà sẽ mang lại nhiều may ...
Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, ...
Cây Lựu hay Thạch lựu là một loài cây cảnh quen thuộc với người Việt, có thể ...
Cây lựu nhiều cành nhánh, nhiều lá, hoa tươi, đầu cành lại có quả trong rất đẹp, ...