Trồng rau gia vị >> Tía Tô - Kinh Giới

Cách trồng tía tô an toàn

Tía tô là cây thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng. Thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn. Hoa trắng hay tím.

1. Đặc tính chung cây tía tô

Tía tô  là cây rau gia vị thường  dùng trong các bữa ăn gia đình. Với mùi thơm mát dễ chịu, tía tô thường ăn sống cùng với các rau gia vị và nhiều loại rau khác.

Tía tô là cây thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng. Thân vuông, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến là hình trứng, đầu nhọn. Hoa trắng hay tím.

2. Cách trồng cây tí tô

2.1. Đất trồng

- Chọn chân đất cao, tơi xốp, thoát nước tốt.
- Đất được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên liếp.
- Mùa nắng : Làm liếp rộng  1- 1.2m, nếu đất cát pha có thể làm liếp chìm để giữ ẩm.
- Mùa mưa : Làm liếp rộng 0.8 – 1m, cao 20 cm.

2.2. Cách gieo trồng

- Có 2 cách : gieo hạt và giâm cành
- Liếp gieo hạt được cày bừa kỹ (đất nhuyễn), bón lót phân chuồng hoai. trước khi gieo nên rải Basudin và sau khi gieo phủ rơm. Khi hạt nẩy mầm phải giở rơm để cây mọc cứng.
- Khi cây có 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày sau gieo) là đem trồng .

2.3. Thời vụ gieo trồng

Tía tô có thể trồng được quanh năm.

2.4. Mật độ, khoảng cách


- Cây cách cây, hàng cách hàng : 15 x 15 cm.
- Mật độ : 450.000 cây/ha

2.5. Bón phân (tính cho 1.000 m2)

* Bón lót: 1 tấn phân chuồng + 10 kg super lân.

* Bón thúc:
+ 10 ngày sau trồng: Hoà phân urê với nồng độ 20g/10 lít nước, kết hợp với bánh dầu, phân chuồng. 10 ngày tưới/lần.
+ 20 ngày sau trồng : Hoà phân urê để tưới như trên.

2.6. Chăm sóc:

Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.

2.7. Phòng trừ sâu bệnh

* Bệnh chết cây và bệnh gỉ sắt:
Giai đoạn cây con có 4 – 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm Fusarium sp. gây nên.
Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất.

* Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,… để phun phòng trị.
Sử dụng Tất cả các loại thuốc nên tuân theo nguyên tắc “4 đúng”. Tía tô là rau gia vị nên cẩn thận trong việc sử dụng nông dược. Trước khi thu hoạch 2 tuần tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

2.8. Thu hoạch

- Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch tía tô.
- Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10 cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 – 20 ngày thu 1 lần.
- Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với tưới nước phân như trên.
- Khoảng 2 đợt bón bổ sung bánh dầu, phân chuồng + 4 kg urê.

Cây tía tô

Theo bannhanong

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ rau kinh giới

Rau kinh giới không chỉ là gia vị được dùng trong nhiều món ăn. Bên cạnh đó ...

Kinh giới và bài thuốc cứu người khẩn cấp

Kinh giới trị được chứng bệnh ngặt nghèo này cũng là một khám phá mới, sẽ cứu ...

Kinh giới: Loài rau của hạnh phúc

Loại thảo mộc này có hương vị nhẹ nhàng và được chứng minh là mang lại hạnh ...

Rau tía tô và bài thuốc Đông y

Tía tô là loại rau gia vị thường dùng trong ẩm thực, đươc biết đến qua loại ...

Chữa ngứa lở và eczema bằng cây rau kinh giới

Trong Đông y, kinh giới là vị thuốc chữa phong, dị ứng, đặc biệt những trường hợp ...

Cây tía tô chữa nấc

Theo Đông y, tía tô còn có gọi là é tía, hán tử tô, xích tô có ...

Kỹ thuật trồng rau Kinh giới

Kinh giới với đặc tính thích ứng rộng, dễ trồng, kinh giới có thể trồng nhiều vụ, ...

Kỹ thuật trồng cây Tía tô

Tía tô là cây thân thảo, mọc hằng năm, đứng thẳng. Thân vuông, có rãnh dọc và ...

Bài thuốc thông dụng từ cây tía tô

Tía tô được trồng ở khắp mọi nơi. Ngoài công dụng làm gia vị; lá, cành, hạt, ...

Tác dụng của cây tía tô

Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm ...

Tía tô sắc với gừng uống giải độc

Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ôn vào hai kinh Tỳ, phế. Có tác ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản