Cây ăn trái >> Cây Chôm Chôm

Lợi ích không ngờ của quả chôm chôm

Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol xấu - LDL cholesterol, có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, chống mệt mỏi, giảm đau, bệnh về nướu.

Thịt chôm chôm chứa rất nhiều chất xơ giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chất thải, ngăn ngừa viêm ruột thừa, sỏi thận, trĩ và ung thư ruột già. Chôm chôm có thể giúp chữa trị một số loại bệnh sau:

Trị huyết áp cao và tiểu đường


Hàng trăm năm nay, người dân Malaysia và Indonesia thường dùng nguyên liệu từ thân cây, hạt và quả chôm chôm làm thuốc truyền thống để chữa một số căn bệnh như huyết áp cao, tiểu đường… Bởi lẽ, chôm chôm rất giàu protein, carbohydrate, chất béo tốt, vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, đồng, mangan, kali, sắt, tanin, pectin, polyphenol và flavonoid.

Lấy năm hạt chôm chôm rang và giã nhuyễn thành bột, chế nước sôi, khuấy đều, để nguội uống. Mỗi ngày dùng 1-2 lần có thể giúp trị bệnh tiểu đường.

Bổ sung năng lượng

Vì quả chôm chôm chứa nhiều nước, carbohydrate và protein với chức năng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hơn nữa, chôm chôm cũng làm cho bạn đỡ mệt mỏi và phòng ngừa đầy hơi.

Ngừa ung thư

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong quả chôm chôm còn có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn. Thêm vào đó, hoạt chất axít gallic trong quả chôm chôm hoạt động như chất chống ôxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cơ thể và phòng ngừa bệnh ung thư.

Kích thích tế bào máu

Quả chôm chôm cũng chứa chất đồng và sắt, rất cần thiết để kích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Từ đó, giúp cơ thể kiểm soát các cơn chóng mặt và mệt mỏi do thiếu máu. Ngoài ra, chất mangan trong loại trái cây này cũng còn giúp cơ thể sản xuất ra các enzym có lợi cho sức khỏe.

Loại bỏ độc tố trong thận

Các chất thải và độc tố trong thận có thể được loại bỏ dễ dàng nhờ vào lượng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm. Chất phốt pho này cũng rất cần thiết cho việc sửa chữa, bảo trì và kích thích các mô tế bào trong cơ thể phát triển. Không chỉ vậy, hàm lượng canxi rất đáng kể trong quả chôm chôm kết hợp với phốt pho còn giúp củng cố răng và xương thêm chắc khỏe.

Giảm cân

Với hàm lượng chất xơ cao và ít calo, chôm chôm rất thích hợp là món ăn kiêng dành cho các bạn gái muốn giảm cân. Bởi lẽ, ăn chôm chôm sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó kiểm soát các cơn đói và hỗ trợ đắc lực cho kế hoạch giảm cân của bạn. Để giảm béo, đẹp da bạn có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với những loại thực phẩm khác.

Tiêu diệt ký sinh trùng

Ăn nhiều chôm chôm cũng là cách làm hay để giúp cơ thể tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy và sốt. Bởi lẽ, các hoạt chất trong quả chôm chôm cũng có tính sát trùng rất cao.

Làm đẹp da


Do chôm chôm chứa nhiều nước, chất chống ôxy hóa nên cũng có tác dụng làm da mềm, mịn và khỏe đẹp hơn.

Làm đẹp tóc

Đối với mái tóc thiếu sức sống, bạn có thể khắc phục chúng bằng cách nghiền lá chôm chôm rồi pha ít nước, thoa hỗn hợp này lên tóc khoảng 15 phút. Các hoạt chất trong lá chôm chôm sẽ giúp mái tóc của bạn khỏe đẹp lên mỗi ngày nếu dùng thường xuyên.

Trị một số bệnh thông thường


Khi bị bệnh nhức đầu, bạn có thể dùng lá chôm chôm xay nhuyễn đắp lên trán. Những dưỡng chất trong lá chôm chôm sẽ giúp xoa dịu thần kinh và làm giảm đau đầu rất hiệu quả. Hơn nữa, thuốc sắc từ vỏ cây chôm chôm có thể thoa trên lưỡi để trị bệnh tưa miệng, còn thuốc sắc từ rễ chôm chôm thì dùng để hạ sốt.

Trị lỵ: Rửa sạch vỏ 10 trái chôm chôm, cắt vụn, thêm vào ba ly nước sạch đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại một nửa, để nguội, uống mỗi ngày hai lần.

Chữa sốt: Lấy 15 gam vỏ chôm chôm khô, rửa sạch, thêm vào ba ly nước, đun sôi, để nguội. Uống mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1/3 ly.

Chôm chôm có tác dụng tốt

Theo VietQ

Cách phòng trừ ruồi đục trái chôm chôm

Ruồi đục trái là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất ...

Nhân Giống Chôm Chôm

Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhưng có một số đặc trưng hình thái và các ...

Phòng trừ bệnh thối trái chôm chôm

Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các ...

Một số bệnh trên cây chôm chôm

Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. ...

Giá trị dinh dưỡng của trái chôm chôm

Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất ...

Bệnh Phấn Trắng Chôm Chôm

Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm. ...

Quy trình để có trái chôm chôm chất lượng cao

Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Sapindaceae ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm

Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm ...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm

Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới ...

Kỹ thuật trồng chôm chôm

Sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào ...

Xử lý chôm chôm ra hoa nghịch vụ

Tránh nước đọng làm ngập rễ, vì rễ được hút quá nhiều nước, lúc đó cây chỉ ...

Kỹ thuật xử lý chôm chôm ra nhiều trái

Đối với người trồng chôm chôm thì cách hãm nước trong quá trình xử lý ra hoa ...

Kỹ thuật trồng chôm chôm Thái

Giống chôm chôm Thái là giống có trái lớn, trọng lượng 50-70 gram/trái, cơm dày, tróc tốt, ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản