Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Chôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống. Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải, nhưng đôi khi có vị hơi chua và không lóc hạt do phần thịt quả dính vào hạt. Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt, phospho… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, các bộ phận của quả chôm chôm đều có tác dụng trị bệnh. Quả chôm chôm xanh và vỏ quả có chứa nhiều tanin, được dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, sốt… với liều 20 – 30g. Ví như để hạ sốt: có thể lấy 15g vỏ chôm chôm rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày; để chữa lỵ: dùng 10 trái chôm chôm thái vụn, sắc uống 2 lần trong ngày. Hạt chôm chôm còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như olein, arachidin (36,26%)…, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Ví như để chữa tiểu đường: có thể dùng 5 hạt chôm chôm rang chín, giã nhuyễn thành bột, chế thêm nước sôi uống 1 – 2 lần trong ngày; để giảm béo: có thể ăn sống hạt chôm chôm hoặc rang rồi trộn với các loại thực phẩm khác. Với công dụng điều chỉnh lipid máu, giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, tăng đường huyết… Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Ruồi đục trái là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất ...
Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhưng có một số đặc trưng hình thái và các ...
Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các ...
Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. ...
Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm. ...
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Sapindaceae ...
Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố ...
Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm ...
Giống chôm chôm Thái là giống có trái lớn, trọng lượng 50-70 gram/trái, cơm dày, tróc tốt, ...
Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới ...
Sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào ...
Tránh nước đọng làm ngập rễ, vì rễ được hút quá nhiều nước, lúc đó cây chỉ ...
Đối với người trồng chôm chôm thì cách hãm nước trong quá trình xử lý ra hoa ...