Ruồi đục trái là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm hàng đầu ở tất cả các vùng trồng cây ăn quả ở nước ta.
Đây là một loài đa ký chủ, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, chúng sẽ phát tán lây lan trên diện rộng và không riêng chôm chôm mà nhiều loại trái cây khác sẽ bị thiệt hại năng suất trầm trọng. Tuy nhiên, cần chọn biện pháp phòng trừ hiệu quả nhưng không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái chôm chôm đẻ một chùm từ 5-10 trứng. Vết chích rất nhỏ, nhưng có thể nhận ra nhờ những vết thâm trên vỏ trái, khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra (3 ngày sau khi ruồi đẻ trứng). Dòi nở ra ăn thịt trái, tuổi càng lớn dòi càng đục sâu vào phía trong làm trái bị thối và rụng. Bị hại nặng, trái rụng hàng loạt. Trong một trái có thể có nhiều con dòi. Trái chôm chôm bị dòi gây hại thường bị bệnh thối trái tấn công mạnh do vết chích của ruồi tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn xâm nhập. Ruồi đục trái phá hại từ khi trái chôm chôm chuyển màu đến chín. Trái để chín lâu trên cây càng bị hại nhiều hơn. Ruồi phát sinh gây hại quanh năm khi có trái chín.
Biện pháp và cách phòng trừ
- Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây;
- Thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem tiêu hủy (chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt trứng và dòi non) nhằm tránh lây lan, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế sự phát triển và lây lan của ruồi.
- Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol (Vizubon-D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc sử dụng chế phẩm Sofri-Protein 10DD, phun mỗi cây khoảng 20-50ml bả mồi (tùy theo cây lớn hay cây nhỏ), chỉ phun thành đốm nhỏ (khoảng bằng nón lá) dưới tán cây , không nên phun trực tiếp trên trái. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày. Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa, chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi.
- Không nên phun thuốc trừ sâu trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Có thể chọn cách phòng trừ bằng cách tự làm bả bẩy ruồi bằng cách dùng miếng khóm hoặc cam quýt chín có tẩm thuốc trừ sâu (có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Fipronil) cho vào gáo dừa và treo trên cành cây.
sonongnghiep.bentre.gov.vn
Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhưng có một số đặc trưng hình thái và các ...
Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các ...
Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. ...
Thứ quả này ngoài giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất ...
Nấm chủ yếu gây hại trên hoa, trái non và lá non trên các vườn chôm chôm. ...
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) là loài cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, thuộc họ Sapindaceae ...
Thịt trái chôm chôm chứa nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng cường mô, củng cố ...
Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm ...
Giống chôm chôm Thái là giống có trái lớn, trọng lượng 50-70 gram/trái, cơm dày, tróc tốt, ...
Sau khi trồng chôm chôm là phải tưới nước ngay. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới ...
Sau mỗi mùa thu hoạch tỉa bỏ các cành đã mang trái bằng cách bấm sâu vào ...
Tránh nước đọng làm ngập rễ, vì rễ được hút quá nhiều nước, lúc đó cây chỉ ...
Đối với người trồng chôm chôm thì cách hãm nước trong quá trình xử lý ra hoa ...