Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp
Chuẩn bị đất trồng: Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây.
- Bón phân thúc: Sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
- Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây.
- Phòng trừ sâu, bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC…Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide…
- Điều khiển đào ra hoa đúng tết: Vào đầu đến trung tuần tháng 11 âm lịch, dùng dao khoanh 1 hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào để ức chế sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa. Giữa tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay hay bằng cách phun Ethrel 20-25ml/10 lít nước. Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm kích thích ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu thời tiết rét kéo dài, hàng ngày cần tưới nước ấm 40-50 độ C vào quanh gốc, thắp bóng điện vào ban đêm để sưởi ấm và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết.
Theo www.rauhoaquavietnam.vn
Giống đào phai GL2-2 có nhiều ưu điểm hơn so với giống đào địa phương ĐP2 đang ...
Giống đào Bích GL2-1 có hoa màu đỏ, mật độ hoa trên cành dày, số lượng cánh ...
Giống đào Bạch GL2-3 có hoa màu trắng, đường kính hoa to, số lượng cánh hoa từ ...
Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ ...
Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm ...
Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay ...
Khi chọn đào, người mua rất thích những cây đào to khỏe, có sức sống, hoa đẹp. ...
Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao ...
Mùa xuân thêm rực rỡ bởi sắc hồng của hoa đào. Loài hoa tuyệt vời này còn ...
Đào thất thốn là loại đào có cây cao hơn mặt đất 7 tấc (hơn 1m), trồng ...
Theo ý kiến của nhiều người, đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, ...
Đào là loại trái cây Việt Nam chỉ trồng được ở miền bắc, có giá trị dinh ...
Đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu nước. Nếu trồng đào ở nơi đất trúng, có ...
Cây đào cảnh chơi Tết được mua hoặc thuê với giá từ vài chục ngàn đến vài ...
Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời ...
Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt hồng, giá ...