Cây ăn quả >> Hoa Đào

Tìm hiểu về trái đào và phương pháp trồng đào

Đào là loại trái cây Việt Nam chỉ trồng được ở miền bắc, có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều người chưa biết trái đào, những năm gần đây đào được phát triển trồng nhân rộng vì thế đã được đi khắp đất nước Việt Nam. Vậy trồng đào có khó?

TÌm hiều về trái đào và phương pháp trồng đàoĐào tết và đào ăn trái là hai loại khác nhau, tuy nhiên một số người hiểu nhầm, đào tết sau khi ra hoa và kết trái sẽ ăn được quả tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm. Quả đào trơn cũng có thể mọc lên từ cây đào lông, trường hợp này thường do biến dị chồi. Cùi thịt quả đào trơn có thể màu trắng hay vàng, và có thể dính hay không dính với hột. Thường thì đào trơn nhỏ hơn và ngọt hơn đào lông một chút. Việc thiếu lông tơ khiến cho quả đào trơn trông đỏ hơn quả đào lông và điều này cũng có nghĩa là vỏ đào trơn dễ bị thâm hơn đào lông.

Có hai loại đào: loại có vỏ mượt như nhung được gọi là Đào và loại khác có vỏ nhẵn gọi là Xuân đào. Thành phần chủ yếu có các loại protein, chất béo, các loại đường glucose, glucosa, đường saccarose, caroten, vitamin B1, B2, C, PP và các chất sắt, canxi, photpho…

Công dụng của quả đào: Trong thịt quả đào tiên có một số axit hữu cơ, như axit xitric, axit tactric, axit clorogenic, axit creosentic. Trong hạt có chất dầu, gần giống dầu lạc hay dầu ô lưu. Chúng có Có hàm lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin… thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.

Kỹ thuật trồng đào:

Trồng đào quan trọng nhất là chọn đất nên chọn những nơi thoát nước, dãi nắng. Ở miền đồi núi tôt nhất nên chọn các chân đồi dốc thoai thoải về phía Bắc. Chọn đất sâu và tốt sẽ giảm được lượng phân bọn. Mật độ trồng từ 300- 900 cây/ha.

Cũng như mận, đào có thể trồng rễ trần và tốt nhất nên trồng vào tháng 11, 12 khi cây ngừng sinh trưởng. Ngoài những kỹ thuật trồng thông thường, khi trồng nên để cổ rễ cao hơn mặt đất, khi lún xuống tối thiểu cổ rễ cũng ngang mặt đất hoặc cao hơn một chút không nên trồng sâu vì dễ gây bệnh.

Bón phân:

Nên bón nhiều phân vì đào ra nhiều quả, bón ít thì cây chóng già cỗi, trung bình mỗi cây đào đang ra quả bón 10- 15 tấn/ha phân chuồng thật hoai sau khi thu quả (tháng 7). Theo kinh nghiệm thì muốn có sản lượng 25 tấn/ha phải bón 250- 80- 180 kg NPK và cứ mỗi tấn đào thu hoạch thêm thì bón 4- 1- 3,5 kg NPK. Không được bón vôi hoặc phân có vôi.

Phòng trừ sâu bệnh:

Đào nhiều sâu bệnh nhất là trong điều kiện thời tiết Việt Nam độ ẩm cao như rệp hút nhựa làm lá xoăn lại, rầy hút lá, nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc… Vì vậy nên kết hợp nhiều loại thuốc trừ nhiều loại sâu bênh.

Đào là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và là đặc trưng của từng vùng vì thế nếu có ý định canh tác bà con nên tìm hiểu kỹ về thời tiết và lượng mưa tại nơi trồng.

Chúc bà con thành công!

Kỹ thuật trồng cây hoa đào phai

Giống đào phai GL2-2 có nhiều ưu điểm hơn so với giống đào địa phương ĐP2 đang ...

Kỹ thuật trồng cây hoa đào bích

Giống đào Bích GL2-1 có hoa màu đỏ, mật độ hoa trên cành dày, số lượng cánh ...

Kỹ thuật trồng cây hoa đào bạch

Giống đào Bạch GL2-3 có hoa màu trắng, đường kính hoa to, số lượng cánh hoa từ ...

Cách nhân giống và nuôi trồng cây Bích Đào

Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ ...

Trồng và chăm sóc đào Tết - Nhân giống

Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm ...

Trồng và chăm sóc đào - Làm sao để ...

Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay ...

Trồng và chăm sóc đào - Trị bệnh cho đào

Khi chọn đào, người mua rất thích những cây đào to khỏe, có sức sống, hoa đẹp. ...

Cắm hoa đào ngày Tết theo phong thủy

Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao ...

Vị thuốc quý từ Hoa đào

Mùa xuân thêm rực rỡ bởi sắc hồng của hoa đào. Loài hoa tuyệt vời này còn ...

Đào thất thốn

Đào thất thốn là loại đào có cây cao hơn mặt đất 7 tấc (hơn 1m), trồng ...

Trồng và chăm sóc đào - Chọn và giữ ...

Theo ý kiến của nhiều người, đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, ...

Kỹ thuật cho đào nở đúng Tết Nguyên Đán

Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời ...

Trồng đào Tết

Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt hồng, giá ...

Trồng và chăm sóc đào - 6 bước quan trọng

Đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu nước. Nếu trồng đào ở nơi đất trúng, có ...

Trồng và chăm sóc cây hoa đào

Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất ...

Trồng lại cây đào cảnh sau Tết

Cây đào cảnh chơi Tết được mua hoặc thuê với giá từ vài chục ngàn đến vài ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản