Hoa Cây cảnh >> Hoa Đào

Trồng và chăm sóc đào - 6 bước quan trọng

Đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu nước. Nếu trồng đào ở nơi đất trúng, có nước nhiều thì rễ sẽ bị thối, cây sẽ chết. Trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ấm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy chọn đất trồng hoa đào cũng là một khâu vô cùng quan trọng.

Cây đào tếtChuẩn bị đất trồng đào: Chính vì đặc tính không chịu úng của đào nên để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Phải có chỗ thoát nước tốt, nên tạo các rãnh thoát nước. Làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 20 đến 30cm, chiều rộng khoảng 70cm là vừa, rãnh rộng chừng 30cm theo hướng đông tây. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây.

Trồng đào: Đào giống trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: 1m x 1cây. Các cây trên hai luống kề nhau được trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Đào cảnh cần trồng nông vừa bằng cổ rễ và bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, năng xới xáo để đất luôn tơi xốp, đề phòng bệnh nghẹt rễ (đây là bệnh mà đào hay mắc phải vào mùa mưa).

Bón phân: Hàng năm sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.

Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng, nó cần nhiều nitơ hơn các loại cây ăn quả khác. Phân bón NPK cần phải được sử dụng thường xuyên, và một lớp phân gia cầm bón vào đầu mùa thu ngay sau khi thu hoạch quả sẽ có ích cho cây. Nếu lá đào nhỏ hay ngả vàng thì cây cần nhiều phân đạm hơn. Các loại phân làm từ máu và xương gia súc khoảng 3–5 kg trên một cây trưởng thành hay phân hóa học như nitrat amôni canxi ở mức 0,5–1 kg là các loại phân bón thích hợp nhất. Cũng nên sử dụng phân bón khi cây chậm phát triển.

Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2 trồng được khoảng 300 cây): Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn; phân khoáng tốt nhất dùng phân tổng hợp NPK (5:10:3): 40-60kg cho hiệu quả kinh tế cao hoặc phân đạm, lân, kali đơn có hàm lượng nguyên chất tương đương phân NPK.

Bón thúc cho đào cách gốc 20-50cm vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 15-20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm cho đào phát tán nhanh.

Tưới nước: Đào cần có sự cung cấp nước ổn định và cần tăng lên trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả. Hương thơm của đào chỉ có được khi cây đào được tưới nước đầy đủ trong cả vụ.

Phòng trừ sâu, bệnh:
Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC… Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide…

Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây. Thế càng phức tạp, tốn nhiều thời gian và công phu sẽ có giá trị cao, thu nhập lớn. Vì vậy, người chủ vườn đào phải hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ bản mà mình định tạo qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: Thế long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất; thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau; thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân chính, cao; các tán phụ (biểu tượng của con, cháu) bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ...

Kỹ thuật trồng cây hoa đào phai

Giống đào phai GL2-2 có nhiều ưu điểm hơn so với giống đào địa phương ĐP2 đang ...

Kỹ thuật trồng cây hoa đào bích

Giống đào Bích GL2-1 có hoa màu đỏ, mật độ hoa trên cành dày, số lượng cánh ...

Kỹ thuật trồng cây hoa đào bạch

Giống đào Bạch GL2-3 có hoa màu trắng, đường kính hoa to, số lượng cánh hoa từ ...

Cách nhân giống và nuôi trồng cây Bích Đào

Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ ...

Trồng và chăm sóc đào Tết - Nhân giống

Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm ...

Trồng và chăm sóc đào - Làm sao để ...

Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay ...

Trồng và chăm sóc đào - Trị bệnh cho đào

Khi chọn đào, người mua rất thích những cây đào to khỏe, có sức sống, hoa đẹp. ...

Cắm hoa đào ngày Tết theo phong thủy

Với mỗi gia đình miền Bắc, màu hồng phai hay thắm của những cành đào không bao ...

Vị thuốc quý từ Hoa đào

Mùa xuân thêm rực rỡ bởi sắc hồng của hoa đào. Loài hoa tuyệt vời này còn ...

Đào thất thốn

Đào thất thốn là loại đào có cây cao hơn mặt đất 7 tấc (hơn 1m), trồng ...

Trồng và chăm sóc đào - Chọn và giữ ...

Theo ý kiến của nhiều người, đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, ...

Tìm hiểu về trái đào và phương pháp trồng đào

Đào là loại trái cây Việt Nam chỉ trồng được ở miền bắc, có giá trị dinh ...

Trồng và chăm sóc cây hoa đào

Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất ...

Trồng lại cây đào cảnh sau Tết

Cây đào cảnh chơi Tết được mua hoặc thuê với giá từ vài chục ngàn đến vài ...

Kỹ thuật cho đào nở đúng Tết Nguyên Đán

Theo dõi năm nào thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm nào thời ...

Trồng đào Tết

Đào cảnh có hai giống chính là đào phai, hoa to, mau tàn, màu phớt hồng, giá ...

  • follow us on
  • Tắt Quảng Cáo [X]
    Kyoryo Nhật Bản