Trồng theo hướng bắc nam để tăng lượng ánh sáng. Có thể trồng luống thấp, hoặc trồng luống cao tùy theo điều kiện của từng vùng
Trong thời gian qua, những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất hai vụ lúa bấp bênh, sang luân canh cây trồng khác, đang đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến phương thức chuyển đổi sang trồng hoa (đặc biệt là hoa hồng). Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân do chưa nắm bắt đầy đủ kỹ thuật trông nên hiệu quả thu được không cao. Số báo này NTNN xin giới thiệu với bà con về kỹ thuật trồng hoa trên nền đất.
Phương thức trồng
- Trồng trên luống: Trồng theo hướng bắc nam để tăng lượng ánh sáng. Có thể trồng luống thấp, xung quanh đắp bờ đất, sẽ dễ tưới nước (thích hợp với vùng phía Bắc (khô hạn); hoặc trồng luống cao, mặt luống cao hon mặt ruộng, hợp với các tỉnh phía Nam mua nhiều, dễ thoát nước.
- Trồng trên giàn: Dùng gạch, đất sét đắp thành giàn cao cách mặt đất 40-50cm, trên giàn đổ đất trồng. Với cách trồng này đất ít, đòi hỏi điều kiện thông khí, giữ nước, giữ phân tốt, và áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, nhưng lại dễ tiêu độc đất, dễ khống chế nước, phân, dễ đảm bảo nhiệt độ, tiết kiệm nước…
Mật độ trồng
Mỗi luống trồng hai hàng. Mặt luống rộng 60-70cm, hàng cách hàng 35cm, cây cách cây 30cm.
Nếu trồng trong nhà che có thể để khoảng cách hàng 35cm, cây cách cây tuỳ theo giống có thể 20-23cm hay 25-30cm, ứng với mỗi m2 có thể từ 8-10 cây hay 7-8 cây. Còn trồng ở ngoài đồng hàng cách hàng có thể rộng từ 40-50cm, cây cách cây 30-40cm. Mật độ trồng quyết định bởi đặc tính giống. Giống cây dạng đứng, gọn, mỗi m2 có thể trồng 10 cây. Giống tán rộng mỗi m2 trồng 6-8 cây. Quy cách trồng hai hàng thông gió tốt, dễ chăm sóc.
Chuẩn bị đất trồng
Cày sâu, làm đất kỹ, đào rãnh, bón phân theo lớp với phân trâu, rác, bã mía, mùn cưa, than bùn, phân gà, bột xương, bột cá…
Kỹ thuật trồng
- Cây giống: Đánh cây con còn nguyên rễ có bầu đất (kiểm tra mắt ghép nếu là cây ghép).
Tước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm sóc và kích thích rễ phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính cây to giữ lại hai cành, loại bỏ những cành bệnh, gãy… Trước khi trồng phải cắt tỉa để tiện chăm sóc và kích thích rễ phát triển: nếu cây nhỏ giữ lại cành chính, cây to giữ lại hai cành, loại bỏ những cành bệnh, gãy… Trước khi trồng cần xử lý bằng chất kích thích ra rễ Atonic.
- Cách trồng: Bổ hố kích thước 710cm, đặt cây rồi lấp thêm đất lên (không lấp đất lên mắt ghép). Tất cả mắt ghép đặt theo một hướng quay vào trong để đi lại không làm gãy cành ghép.
Trồng cây bằng rễ trần, lấp đất 1/3 hoặc một nửa hố tạo thành giữa cao, xung quanh thấp dần hình bát úp, đặt cây vào giữa rồi lấp đất làm hai lần. Lần 1 lấp một nửa, nhấc nhẹ cành lên cho rễ đều, sau đó lấp tiếp cho đầy và ấn nhẹ, sao cho khi trồng thân cây phải ở giữa rãnh và thẳng đứng, rồi tới nước nhẹ, ngày tưới 1-2 lần, nếu trồng vào ngày nắng phải che cho cây
Chăm sóc
- Tưới nước: Hoa hồng đòi hỏi nước nhiều, hiện nay đa số là dùng phương pháp tưới phun và tưới trên rãnh. Kinh nghiệm cho thấy, tưới rãnh hiệu quả hơn nhưng độ ẩm không khí thấp, vì vậy cần tưới phun để tăng độ ẩm cho lá
- Bón phân: Bón phân đạm (quan trọng nhất), nên bón đạm NO3- và NH4+, Tỉ lệ bón thay đổi theo mùa (mùa hè 25%, mùa đông 12,5%)
- Khống chế nhiệt độ: Nhiệt độ đất cần khống chế ở 21-25°C. Nếu trong sản xuất có thể trồng nhiều giống một lúc, nên trồng các giống có yêu cầu nhiệt độ giống nhau vào một khu.
- Điều chỉnh ánh sáng: Nếu trồng hoa hồng trong nhà che do có màng che nên rất khó đạt tới độ bão hoà, vì vậy bổ sung ánh sáng rất quan trọng. Ở các tỉnh phía Bắc chỉ cần che bớt ánh sáng vào mùa hè.
Với cách trồng hoa hồng leo trước khi tạo ra cây phải tạo ra được giống tốt ...
Không chỉ riêng hoa hồng leo mà bất kỳ loại hồng nào cũng có thể mắc bệnh ...
Bệnh thán thư ở hoa hồng leo cũng như nhiều giống hồng khách, với những đặc điểm ...
Hoa hồng đổi màu là giống hồng ngoại nhập có nguồn gốc từ Mỹ, việc trồng và ...
Một cánh cổng hay bức tường rào điểm xuyết những bông hông dây thanh lịch chắc chắn ...
Yêu cầu của giá thể giâm hồng là phải làm bằng vật liệu vừa đảm bảo sự ...
Những bông hồng tỉ muội tuy nhỏ nhắn nhưng không kém phần rực rỡ so với các ...
Các loại sâu bệnh chủ yếu thường gặp trong trồng hoa hồng thương phẩm và trồng cây ...
Bệnh thường xuất hiện, gây hại từ đầu tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5. Hại trên ...
Đây là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Lá kép ...
Để thuận tiện cho việc phát hiện bệnh ngoài đồng ruộng, chúng tôi lưu ý bà con ...
Có nhiều người hiểu nhầm cây hoa hồng leo là cây tầm xuân tuy nhiên không phải. ...
Hoa hồng tỉ muội có ưu điểm là đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm ...
Hoa hồng leo pháp là giống cây đang được cực kỳ yêu thích ở Việt Nam thích ...
Được người Pháp di thực sang Đà Lạt vào những năm 30 của thế kỷ trước, ...
Tên khoa học Rosa hybrida Hook - họ Rosaceae. Hoa hồng có nguồn gốc từ Trung quốc, ...
Nhiều thế hệ phụ nữ đã sử dụng nước hoa hồng như một công cụ làm đẹp. ...
Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều ...
Theo quan niệm của y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, ...
Ngày nay, với công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại càng phát triển thì việc kéo ...
Một câu hỏi lớn đặt ra đối với các giống hoa hồng leo nhập khẩu từ các ...
Hoa hồng leo nhập ngoại tại Việt Nam mới xuất hiện vài năm gần đây và việc ...
Đất thích hợp cho Hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi đất ...
Hoa hồng Pháp được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hoặc ...
Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che ...
Tưới nước giữ ẩm cho cây ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát., tốt nhất ...
Cố gắng điều khiển sao cho cây hồng sinh trưởng khỏe mạnh, tuyệt đối không để cho ...
phương pháp ghép có thể tạo được giống hồng có nhiều màu sắc, kiểu hoa khác nhau ...
Hoa hồng là một loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, được xem là biểu tượng ...
Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25 độ C. ...