Chọn giống rau dền trung du thường gọi là rau dền lá hến vì lá có hình vỏ hến
Giống rau dền dài ngày này phải đến cuối tháng 9 dương lịch mới có hoa nên thời gian thu hái kéo dài, nếu chăm sóc tốt thì một lần trồng được thu hoạch trong 4-5 tháng gồm nhiều đợt hái cây mới bị già phải trồng lại.
1. Kỹ thuật trồng
Gieo cây con đợt 1 vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 để trồng vào giữa tháng 2. Gieo cây con đợt 2 vào đầu tháng 5 và trồng vào giữa tháng 5 để vừa thu rau vừa kết hợp để giống. Hạt rau dền rất nhỏ nên cần làm đất kỹ, đập thật nhỏ, san phẳng, bón lót phân bắc hoai, trộn lẫn một khối lượng hạt với 20 khối lượng cát để gieo cho đều. Gieo xong dùng rạ tủ thật kín, tới nước đủ ẩm, tới sau khi tủ để tránh gây ra váng đất hạt rau dền không mọc được. Theo dõi thường xuyên, khi thấy hạt đã mọc đều thì bỏ ra tủ ra, tiếp tục tới nước đủ ẩm. Cây con mọc 3 lá thật cần pha nước giải loãng tới thúc. Khi cây được 6 lá thì đánh đi trồng.
Đất trồng rau cần cuốc sâu 20cm, lên luống rộng 60cm, cao 10cm, bổ hố, bón lót phân chuồng mục hoặc phân bắc theo hố, lấp đất lại và đem cây vào trồng. Dùng dĩa hoặc que tre vót nhọn tạo ra các hố nhỏ ở giữa đa cây rau vào trồng lấp kín rễ, ấn chặt, tới đẫm nước. Khoảng cách trồng: 2 hàng 1 luống, hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 25cm, 1m2 trồng 10 cây. Cũng có thể tận dụng các khoảng đất trống rải rác trong vườn để trồng giống rau dền này. Sau khi trồng 6-8 ngày tới thúc bằng nước giải hoặc phân lợn pha loãng cách gốc 15cm. Khi cây cao 25cm cần bấm ngọn để cho rau dền ra cành cơ bản, cành cơ bản được 6 lá cần bấm ngọn tiếp cho ra cành cấp 2, cành cấp 2 được 6 lá thì bấm đi 3 lá để lại 3 lá; đây là lần thu thứ nhất. Liên tiếp 3 lần thu tiếp theo đều để lại 3 lá để tạo ra thật nhiều cành, cây có tán to. Từ khi cây có tán to thì thu hái các cành có 6 lá trở lên và luôn để lại 1-2 lá để rau ra cành tiếp và được thu tiếp. Khi thu hoạch nên hái theo kiểu cuốn chiếu, hái hết cả cây sau đó tới thúc ngay bằng nước dinh dưỡng hoặc dùng dĩa bới đất ở khoảng xung quanh cây bằng tán và bón thúc bằng phân bắc hoai rồi lấp đất lại. Nên dùng dao sắc để cắt khi thu hoạch rau tránh làm nát hoặc gẫy cành. Giống rau dền hến Trung du thường bị sâu xanh cuốn tổ phá hoại, tốt nhất là thường xuyên bắt và diệt sâu. Loại sâu này rất nhanh nhẹn và khi bị động thường nhả tơ tụt xuống đất xung quanh gốc cây vì vậy, sau khi thu hoạch xong dùng tay rung mạnh cây và tìm quanh gốc để bắt sâu diệt đi hoặc phát hiện tổ sâu để tìm diệt. Giống rau dền hến hầu nh không bị bệnh gì đáng kể.
2. Để giống
ở lần trồng thứ hai vào đầu tháng 8 ta chọn các cây có tán to, cây sinh trưởng tốt, chỉ hái phớt qua các cành to và chọn các cây này để cho ra hoa và thu hạt cho năm sau. Tiếp tục tới thêm 1-2 đợt cho cây có nhiều cành. Khi cây đã chuyển sang màu vàng thì chặt cả cây, bỏ vào mẹt hoặc nia phơi khô, đập lấy hạt, phơi khô kỹ, bỏ vào chai thủy tinh nút thật kín, gác bếp để làm giống năm sau trồng tiếp.
Nghiên cứu cho thấy rau dền giúp ngăn chặn rụng tóc và giúp trẻ lâu nếu dùng ...
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng ...
Ăn rau dền nên ăn cả thân, nếu ăn mà bỏ phần thân đi thì coi như ...
Dền cơm - Amaranthus viridis L. thuộc họ rau dền - Amaranthaceae là loại cỏ nhỏ, cao ...
Rau dền là loại rau mùa hè, ưa nóng. Bộ rễ khỏe ăn sâu nên chịu hạn ...
Loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài, nên không dùng cùng với các thức ăn ...
Hạt rau dền có lớp vỏ sừng nên giữ được sức nẩy mầm rất lâu ngay cả ...
Rau dền là loại rau mùa hè, mọc khỏe có bộ rễ phát triển ăn sâu vào ...