Loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài, nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba.
Rau dền có nhiều loại. Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, dền canh; đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Loại lá bé có màu xanh là dền trắng, dền xanh hay dền cơm. Rau dền gai mọc hoang.
Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 acid amin cần thiết.
Loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài (nhất là loại tía), nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba.
Cây dền tía
Được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ 8.000 năm trước, đến nay cây này đã được trồng trên các cánh đồng hàng trăm nghìn hecta. Ở Mỹ có hàng nghìn điền chủ trồng cây dền và đây là một trong 40 loại thức ăn thông dụng. Thân và lá thường làm thức ăn luộc, nấu canh.
Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da. Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo. Đắp ngoài chữa sơn ăn mặt.
Để phòng chữa dị ứng, giảm tác hại của xạ trị, phóng xạ, lấy rau này thái nhỏ, đun sôi 300 ml nước rồi cho và; khi sôi lại thì cho 50 g gan heo thái miếng đã được ướp gia vị và xào với tỏi sẵn. Nếu phòng bệnh thì ăn 2-3 lần/tuần, còn chữa trị thì ngày một lần, kỵ tiết canh.
Rễ cây được dùng làm thuốc chữa sốt xuất huyết, nôn. Các nhà khoa học Nhật dùng các sản phẩm của dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ, dầu hạt dền chữa nhiễm chất phóng xạ.
Rau dền cơm
Loại này luộc xào, nấu canh ngọt hơn dền tía; làm thuốc tương tự dền tía, như lợi tiểu, chữa viêm bàng quang.
Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250 g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm.
Hạt dền cơm có vị ngọt tính lạnh. Để mát gan, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém, dùng bài thuốc: Bột hạt dền uống với nước sắc hạt muồng ngủ (thảo quyết minh) 12 g. Để lợi tiểu, dùng nước sắc hạt dền 20 g. Hạt dền còn có ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trừ giun đũa.
Rau dền gai
Chỉ dùng lá nấu canh hoặc dùng như các rau dền khác, thêm tôm hoặc thịt. Có người thích loại này vì nó có mùi vị đậm đặc biệt. dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phòng chữa các bệnh đường ruột.
Lá dền gai giã nát, thêm nước, chắt nước uống, đắp bã để chữa rết cắn, ong đốt lở ngứa. Toàn cây cây chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt. Lá dền gai chữa viêm phổi, lỵ, giã nát đắp chữa bỏng, nhọt mưng mủ.
Nghiên cứu cho thấy rau dền giúp ngăn chặn rụng tóc và giúp trẻ lâu nếu dùng ...
Chọn giống rau dền trung du thường gọi là rau dền lá hến vì lá có hình ...
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng ...
Ăn rau dền nên ăn cả thân, nếu ăn mà bỏ phần thân đi thì coi như ...
Dền cơm - Amaranthus viridis L. thuộc họ rau dền - Amaranthaceae là loại cỏ nhỏ, cao ...
Rau dền là loại rau mùa hè, ưa nóng. Bộ rễ khỏe ăn sâu nên chịu hạn ...
Hạt rau dền có lớp vỏ sừng nên giữ được sức nẩy mầm rất lâu ngay cả ...
Rau dền là loại rau mùa hè, mọc khỏe có bộ rễ phát triển ăn sâu vào ...